Phân biệt giữa Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông

Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông có gì khác biệt? Thắc mắc này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở trên các diễn đàn khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết thông tin liên quan, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu.

Sự khác nhau giữa phật giáo Nam Tông & Bắc Tông

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo đã đi qua nhiều thời kỳ khác nhau. Vì vậy đã sinh ra nhiều nhánh với tên gọi tùy vào điều kiện địa lý và cách diễn giải kinh Phật.

Phân biệt giữa Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông
Sự khác nhau giữa phật giáo Nam Tông & Bắc Tông

>>> Xem thêm thông tin liên quan đến Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông

Ấn Độ được biết đến là cái nôi của Phật giáo, về sau đạo đã lan truyền dần sang những nước lân cận, rồi toàn Á Đông, cuối cùng là toàn cả thế giới. Quá trình truyền bá cũng đi theo 2 hướng khác nhau:

  • Hướng Bắc được gọi là Phật giáo Bắc Tông, nặng về tư tưởng Đại Thừa.
  • Hướng Nam gọi là Phật giáo Nam Tông và mang tư tưởng tiểu thừa.

Mức độ phân chia này không phải là do mâu thuẫn về tổ chức hoặc bất cứ quyền lợi hay là địa vị nào. Bởi đơn giản là do sự khác biệt ở trong quan điểm về giáo lý và giới luật.

Theo như nhiều thông tin chia sẻ, 2 phái này không phải là do đức Phật phân chia, xuất phát từ phái Tăng đoàn chia ra vào thời kết tập Kinh Điển lần thứ 2 do phía  Ngài Da Xá – Yassa làm chủ tọa.

Phật giáo Nam Tông hay còn được gọi là Phật giáo nguyên thủy. Những Sư Nam Tông giữ được truyền thống đi khất thực. Còn đối với Phật giáo Bắc Tông không đi khắc thực mà sẽ tự nấu chay.

Đối với ngôn ngữ Ấn Độ có 2 ngôn ngữ chính, Sansrit ở Bắc Ấn và Pali ở Nam Ấn. Những sư Nam Tông thường tụng kinh bằng tiếng Pali. Nhưng những nước theo Nam Tông cũng có dịch kinh tạng Pali sang ngôn ngữ của mình. 

Những nước Bắc Tông đa phần được dịch Kinh Tạng tiếng Sanskrit sang thành tiếng quốc ngữ nhằm nghiên cứu và đọc tụng được dễ dàng hơn. Những sư Nam Tông thường tập trung một pháp môn – pháp tứ niệm xứ. Còn đối với Bắc Tông thường tụ tập nhiều pháp môn thiền quán khác nhau.

Nhằm phân biệt giữa Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông, dưới đây chúng tôi đã liệt kê ra một số điểm khác biệt cụ thể như sau: 

Phân biệt giữa Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông
Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông

>>> Xem thêm thông tin liên quan đến Phật giáo Hòa Hảo

Thờ cúng

Đối với Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, còn Bắc Tông lại thờ rất nhiều vị Phật và Bồ Tát. 

Xuất gia

Tư tưởng Đại Thừa khi một người đã xuất gia thì xuất giá vĩnh viễn không hoàn tục. Do đó, cần xác định có duyên với con đường Phật đạo thì nhất định phải tu thành chánh quả. 

Đối với Tiểu thừa sẽ khác ở chỗ nam thanh niên bắt buộc lớn lên phải tu báo hiếu ở trong chùa. Sau khi đã kết thúc thì có thể quay lại để tu tiếp hoặc là lấy vợ sinh con bình thường.

Ăn Chay

Đối với Phật Giáo Bắc Tông sẽ quy định ăn chay không được ăn đồ có máu và có sinh mạng. Hoàn toàn ăn chay trường trong quãng thời gian tu hành. 

Phật giáo Nam Tông các nhà sư đi khuất thực vào mỗi sáng, sử dụng bất cứ thứ gì mà Phật tử cúng kể cả đồ mặn, miễn là mình không sát sinh và không biết vì mình mà sát sinh. Theo đó, họ chỉ sử dụng thực đơn mỗi ngày 1 bữa chính vào lúc 12h trưa, tiếp đó sẽ sử dụng đồ nhẹ.

Y Phục

Đối với y phục của Phật giáo Bắc Tông thường kín đáo khắp người và không để lộ vai. Còn với y phục của Phật giáo Nam Tông thì lộ vai trái.

Kết luận

Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được biết rõ từng điểm khác biệt giữa Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông. Các bạn hãy cùng nhau chia sẻ các kiến thức hữu ích này đến với mọi người nhé!

Rate this post