Tìm hiểu về Phật A Di Đà có thật không?

Phật A Di Đà có thật không

Đức Phật A Di Đà là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Vậy Phật A Di Đà có thật không? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Đây là đức Phật làm giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc. 

– Tên của Ngài có 3 ý nghĩa đó là:

+ Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không lường kể.

+ Vô Lượng Quang nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài chiếu khắp các thế giới.

+ Vô Lượng Công Đức có nghĩa Đức Phật A Di Đà làm những công đức không ai kể xiết.

– Hình dáng đặc trưng: Ở trên đầu Phật A Di Đà có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống và miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ. Ngài khoác trên người một chiếc áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây) và áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “vạn”.

Phật A Di Đà có thật khôngTìm hiểu về Phật A Di Đà có thật không?

Xem thêm: Lời phật dạy về chữ nhẫn hay và ý nghĩa trong cuộc sống

– Tư thế tay: 

+ Phật A Di Đà thường trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên và tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

+ Phật A Di Đà có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật A Di Đà có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.

+ Một dạng khác của ấn thiền ở tượng Phật A Di Đà là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau. Trong khi đó ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau. Do đó, ấn này còn gọi là Ấn thiền A Di Đà.

– Nhân vật đi kèm: Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Đại Thế Chí (đứng bên phải, cầm bông sen xanh) và Quán Thế Âm (đứng bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ).

Phật A Di Đà có thật không?

Đức Phật A Di Đà không phải là vị Phật lịch sử ở Ấn Độ như Đức Phật Thích Ca. Theo ghi chép, Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc, nơi này cách xa chúng ta đến “mười muôn ức cõi”. 

Trong kinh A Di Đà, chính Đức Phật Thích Ca, với tuệ giác siêu việt của bậc Giác ngộ đã tìm thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta-bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập.

Chúng ta chỉ là người phàm, không có tuệ giác lớn để biết về hằng hà sa số thế giới trong vũ trụ cũng như các tịnh độ chư Phật trong mười phương ba đời. Chính vì vậy, vấn đề “Phật A Di Đà có thật không”, các Phật tử Tịnh tông tin sâu kinh A Di Đà, xác quyết lời Phật Thích Ca dạy vốn không hư vọng, còn lại thì tùy thuộc nhân duyên của mỗi người.

Bên cạnh đó, Tịnh độ hiện đang là một tông phái lớn của Phật giáo Đại thừa (Bắc tông), pháp môn Niệm Phật cầu vãng sinh Cực lạc được rất nhiều người tu tập, thọ trì. Dù thuộc Phật giáo Phát triển nhưng vẫn dựa trên những tiền đề về các cõi Tịnh độ, pháp tu Niệm Phật, phát nguyện sinh thiên trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông). Đạo Phật có vô lượng pháp môn tu nên tùy nhân duyên của mỗi người mà chọn cho mình một pháp môn thích hợp.

Phật A Di Đà có thật khôngTìm hiểu về Phật A Di Đà có thật không?

Xem thêm: Suy nghĩ về cho đi và nhận lại trong cuộc sống

Tóm tắt sự tích Phật A Di Đà

Theo kinh Đại A Di Đà, vào thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời, có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vị vua này đã sau khi nghe đức Phật thuyết Pháp đã bỏ ngôi vua và xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng. Một hôm Ngài đảnh lễ Phật, cầu Phật chứng minh và phát 48 lời nguyện và do nguyện lực ấy sau này thành đức Phật A Di Đà.

Bên cạnh đó, trong kinh Bi Hoa ghi chép về đời vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải, tức là thân phụ của Phật Bảo Tạng. Một hôm vị vua này khi nghe Phật thuyết Pháp liền phát tâm cúng dường đầy đủ các lễ vật cho đức Phật và Đại chúng trong ba tháng. Vị Đại thần Bảo Hải đã khuyên vua nên phát tâm Bồ đề cầu đạo vô thượng. Sau đó vua liền nguyện nếu sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới trang nghiêm, thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Do đó, khi vua Vô Tránh Niệm vừa phát nguyện xong, đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua sau này thành Phật sẽ lấy hiệu là A Di Đà và làm giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Vị Đại Thần Bảo Hải sau này cũng thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật A Di Đà là gương sáng của hạnh Thanh Tịnh, vì thân Ngài chói ngời hào quang thanh tịnh và sáng suốt. Ngài có phát 48 lời nguyện rộng lớn để cứu độ tất cả chúng sinh, trong đó có lời nguyện tiếp dẫn tất cả chúng sinh nào hướng niệm đến Ngài đều được vãng sanh lên cõi Cực Lạc.

Ở Việt Nam chủ yếu là tu theo tông Tịnh Độ nên thờ tượng Đức Phật A Di Đà. Tượng Ngài có dáng đứng hoặc ngồi trên tòa sen. Tay phải Ngài duỗi xuống phóng hào quang, còn tay trái để ngang bụng bắt ấn cam lồ. Tại các chùa ở nước ta các vị thường thờ chung với Đức Phật A Di Đà gồm có đức Quán Thế Âm Bồ Tát bên trái và đức Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải. Hai vị này trợ hóa cho Đức Phật A Di Đà bên cảnh giới Cực Lạc..

Tổng hợp

Rate this post