Giải đáp thắc mắc: Ăn gì để vào con không vào mẹ?

an-gi-de-vao-con-khong-vao-me

Tăng cân khi mang thai cũng là một nỗi lo lắng cho các mẹ bầu. Nếu tăng ít sợ con không đủ lớn và nếu tăng nhiều lại lo tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Vậy ăn gì để vào con không vào mẹ? Hãy cùng tìm hiểu bí quyết dưới đây để có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.

Những chất dinh dưỡng cần có trong quá trình mang thai

Trước và trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để thai nhi phát triển tốt, mẹ khỏe. Một số các vi dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình mang thai như:

  • Canxi
  • Omega-3
  • Acid folic
  • Các loại Vitamin như Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K…
  • Sắt
  • Kẽm
  • Protein

Chế độ ăn trong quá trình mang thai

Theo chia sẻ của Viện dinh dưỡng quốc gia quá trình mang thai cần có chế độ ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau, cụ thể như:

  • Ở giai đoạn 3 tháng đầu: Khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất các bà mẹ không nên nạp thêm calo quá nhiều nhưng cần chú ý đến nhóm chất vitamin, protein, dưỡng chất cần thiết. Đồng thời trong suốt 12 tuần đầu tiên của thai kỳ cần bổ sung 400 – 600 microgam/ ngày.
  • Vào giai đoạn 3 tháng giữa: Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung thêm 300 – 350calo/ ngày hoặc có thể tăng dần lên 500  calo/ ngày. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm nhóm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sắt, vitamin, canxi…
  • Giai đoạn 3 tháng cuối: Ở những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên tập trung điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp như bổ sung khoảng 300 calo/ ngày, ăn ít tinh bột, giảm chất béo, ăn rau xanh, trái cây nhiều.
an-gi-de-vao-con-khong-vao-me2
Ăn trái cây nhiều sẽ tốt cho cơ thể mẹ bầu

Ăn gì để vào con không vào mẹ?

Một số các thực phẩm giúp tăng cường dinh dưỡng cho thai nhi và hạn chế tình trạng thừa cân ở phụ nữ mang thai như:

Tinh bột

Tinh bột là một trong những nhóm thực phẩm ăn vào con và không vào mẹ. Hàng ngày trong quá trình mang thai mẹ bầu nên ăn 2 – 3 bát cơm/ ngày. Vào mỗi buổi sáng nên sử dụng bánh mì, yến mạch, khoai lang, gạo lứt để tốt cho hệ tiêu hóa hơn mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng.

Các loại thịt

Thịt bò, thịt heo và thịt gà… đều là những nguồn thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như sắt và hỗ trợ tăng cân cho thai nhi.

Bên cạnh đó mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm các nguồn canxi tự nhiên như ốc hến, cua, ghẹ, tôm, cá, ngao, trai… để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển về chiều cao và não thai nhi. Nên xây dựng thực đơn ăn luân phiên từ 2 – 3 bữa/ tuần.

Các loại cá

Các loại cá như cá hồi, cá cơm, cá chép, cá rô phi… sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng và bổ sung Omega3 tốt nhất cho thai nhi, tuy nhiên nên hạn chế dùng các loại cá biển có hàm lượng lớn thủy ngân như cá thu, cá ngừ.

Nên dùng chế biến cá bằng các phương pháp như hấp, luộc, nấu canh, nấu cháo, kho… nên dùng 2 – 3 bữa ăn cá/ tuần.

Rau củ

Rau xanh chính là nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ ngăn ngừa táo bón cho phụ nữ mang thai. Đây cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.

Các loại rau có màu xanh đậm sẽ cung cấp số lượng lớn axit folic tốt cho hệ thần kinh, máu của trẻ. Nên lựa chọn đa dạng các loại rau củ cho những bữa ăn.

Trái cây

Các loại trái cây có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố và dùng trong bữa phụ.

Trong quá trình mang thai ăn trái cây sẽ bổ sung chất xơ, các vitamin cần thiết có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa nguy  cơ táo bón, tăng cường tốt hệ miễn dịch của cơ thể.

Trứng

Trứng cũng là loại thức ăn được xếp vào top những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ. Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn 3 – 4 quả là vừa đủ không nên quá lạm dụng.

an-gi-de-vao-con-khong-vao-me1
Mẹ bầu nên uống sữa để thai nhi phát triển toàn diện nhất

Xem thêm:

Sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa trong  suốt thai kỳ sẽ giúp tăng  cường các chất dinh dưỡng như Canxi, Vitamin D, Protein… Đây cũng là nhóm thực phẩm ăn vào con không vào mẹ. Nên uống 2 – 3 ly sữa/ ngày và tốt nhất nên sử dụng sau bữa ăn chính khoảng 2 tiếng để giảm thiểu cảm giác khó chịu.

Mẹ bầu cần tránh các loại thức ăn

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn để vào con không vào mẹ nên tránh sử dụng các loại thực phẩm như:

  • Không sử dụng thức ăn, đồ uống có tẩm chất ngọt nhân tạo hay chứa nhiều đường, siro.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn vặt hoặc các đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, kẹo, bánh ngọt, bánh quy, kem… đặc biệt không được thay thế nó cho bữa ăn chính.
  • Không nên ăn mặn.
  • Không sử dụng những thực phẩm có chứa chất béo không lành mạnh như bơ, nước thịt, sốt salad…

Lưu ý trong chế độ ăn của mẹ bầu

Sau khi tìm hiểu ăn gì để vào con không vào mẹ bạn cũng cần hiểu rõ về những sai lầm thường xuyên gặp phải khi thực hiện chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai, cụ thể như:

Ăn cho cả 2 người không phải là ăn gấp đôi

Có nhiều mẹ bầu suy nghĩ rằng cần ăn gấp đôi lượng thức ăn bình thường để đủ cho cả bản thân và thai nhi phát triển, tuy  nhiên thai nhi trong bụng có trọng lượng không lớn nên lượng dinh dưỡng không yêu cầu phải đủ như người lớn bình thường.

Theo chia  sẻ của nhiều chuyên gia mẹ bầu chỉ cần ăn nhiều hơn so với bình thường một chút là được.

Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ cần đến những dưỡng chất khác nhau, bởi vậy nên chú ý bổ sung dưỡng chất phù hợp để em bé trong bụng tăng trưởng và phát triển tốt nhưng mẹ không tăng cân quá nhiều.

Nhịn ăn vì sợ tăng cân

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân trong quá trình mang thai. Chính chế độ ăn trong thời gian này của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ./

Chia nhỏ bữa ăn nhưng không giảm khẩu phần

Nhiều bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày nên có nhiều người tuân thủ. Tuy nhiên các mẹ bầu chia thành nhiều bữa ăn trong ngày nhưng lượng thức ăn mỗi bữa lại không giảm đi.

Thực chất trong một ngày ăn 3 bữa chính thì bà mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ, bao gồm 3 bữa chính và các bữa phụ bên cạnh đó khẩu phần ăn mỗi bữa cần phải giảm đi để đảm bảo các bà mẹ nạp đủ calo, chất dinh dưỡng nhưng vẫn ổn định được lượng đường trong máu, hạn chế tích tụ mỡ thừa.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bài viết bạn đọc sẽ có giải đáp cho thắc mắc Giải đáp thắc mắc: Ăn gì để vào con không vào mẹ từ đó sẽ giúp bạn lên cho mình một thực đơn hoàn hảo cho cả mẹ và thai nhi. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Rate this post