Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ an toàn đúng cách

cach-bao-quan-sua-me
Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ an toàn đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với mọi trẻ nhỏ. Do đó, ngoài việc cho con bú trực tiếp, nhiều mẹ đã chọn hút sữa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ an toàn đúng cách để bé được dùng nguồn sữa chất lượng dù mẹ đã hết thời gian nghỉ thai sản không thường xuyên ở cạnh.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng không phải người mẹ nào cũng có điều kiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là khi mẹ phải quay trở lại đi làm. Cho nên nhiều bà mẹ đã vắt sữa để dự trữ trong tủ lạnh cho con dùng dần. Vậy sữa mẽ vặt ra được bao lâu?

cach-bao-quan-sua-me
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo để giải đáp thắc mắc sữa mẹ bảo quản bao lâu như sau:

  • Ở nhiệt độ phòng 25 độ C đến 35 độ C, sữa mẹ sau khi vắt giữ được từ 6 giờ đến 8 giờ.
  • Ở nhiệt độ từ 4 độ C trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ngay trong 2-3 ngày.
  • Ở ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ giữ được 3 tháng.
  • Ở tủ đông chuyên biệt có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, trữ đông sữa mẹ sẽ dùng được tốt nhất trong 6 tháng.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ an toàn đúng cách

Việc tích sữa tuy tiện lợi, nhưng cũng có một số hạn chế kèm theo. Để duy trì chất lượng của sữa mẹ vắt ra và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bé, các mẹ đang cho con bú cũng như người chăm sóc trẻ nên tuân thủ cách lưu trữ sữa mẹ khoa học, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.

Cách vắt sữa mẹ để lưu trữ

Yếu tố vệ sinh rất được chú trọng không chỉ khi lưu trữ và bảo quản sữa mẹ, mà còn đòi hỏi từ bước vắt hoặc bơm sữa ban đầu. Trữ sữa mẹ nên được thực hiện trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Khi vắt sữa mẹ để trữ cần lưu ý:

– Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay và bầu vú mẹ trước khi vắt.

– Nên vắt thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.

– Sữa vắt ra cần làm lạnh ngay.

– Không trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư.

– Không hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.

– Nếu sử dụng máy hút sữa, hãy kiểm tra các bộ phận máy hút và đường ống đảm bảo sạch sẽ. Thay thế các ống dây hút đã bị bẩn, mốc.

– Nếu sử dụng chung máy hút sữa tại cơ quan/ văn phòng làm việc: hãy lau sạch mặt đồng hồ máy hút, công tắc nguồn và mặt bàn bằng khăn lau khử trùng.

Việc vắt sữa trữ nhiều mỗi ngày có thể khiến mẹ thiếu sữa, không đủ cung cấp cho trẻ bú. Vì thế, mẹ không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.

Đọc thêm: Lợi ích của yoga cho mẹ bầu? Thời điểm nào tốt để mẹ bầu tập yoga?

Cách vệ sinh dụng cụ đựng và hút sữa

Trước mỗi lần sử dụng, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn đựng sữa như sau:

– Dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng vệ sinh sạch.

– Rửa qua dụng cụ hút sữa và đựng sữa bằng nước lạnh.

– Lau rửa kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.

– Để ráo tự nhiên.

– Tiệt trùng lại bằng nước sôi.

Lưu ý khi bảo quan sữa mẹ trong tủ lạnh

cach-bao-quan-sua-me
Lưu ý khi bảo quan sữa mẹ trong tủ lạnh

– Ghi nhãn rõ ràng trên bình/túi sữa trước khi trữ đông.

– Trữ đông sữa mẹ bằng tủ đông riêng để đạt được thời gian bảo quản tốt tối đa. Không bảo quản lâu sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đá tủ lạnh. Thay đổi nhiệt độ từ việc đóng – mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa bảo quản.

– Nếu sữa mẹ vắt ra không có ý định dùng trong vòng 4 ngày, hãy đông lạnh ngay để đảm bảo chất lượng của sữa mẹ.

– Trường hợp bị cúp điện kéo dài, hãy dùng thùng cách nhiệt có đá viên để trữ đông sữa mẹ. Sau đó lại chuyển sữa trở lại vào ngăn đá khi có điện.

– Không đổ sữa mẹ quá đầy trong bình chứa/ túi chứa vì sữa mẹ sẽ nở ra khi đông lại.

– Sữa mẹ có thể được bảo quản trong túi đá giữ nhiệt tối đa 24 giờ nếu bạn đi du lịch hoặc vận chuyển sữa đến nơi khác, sau đó hãy bảo quản trong tủ đông nếu chưa dùng đến.

Cách rã đông sữa mẹ

Rã đông sữa mẹ đối với sữa mẹ để ngăn mát

– Hãy lấy sữa từ ngăn mát tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho tới khi đạt nhiệt độ phù hợp.

– Không được sử dụng nước quá nóng để ngâm sữa vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.

– Không nên cấp đông lại sữa mẹ đã lấy ra khỏi tủ lạnh nên mẹ chỉ lấy đúng lượng sữa đủ dùng cho trẻ ở mỗi cữ bú.

– Hãy sử dụng sữa trong vòng 24 giờ (tính từ lúc sữa mẹ được rã đông hoàn toàn, không phải từ khi bạn lấy sữa ra khỏi tủ lạnh).

Rã đông sữa mẹ đối với sữa trữ đông

– Nên cho sữa trữ đông xuống ngăn mát trước khi sử dụng 1 ngày để rã đông sữa mẹ nhưng vẫn giữ nhiệt độ lạnh.

– Có thể sử dụng một chậu nước đá lạnh để rã đông sữa đã được trữ đông.

– Khi sữa đã chuyển từ dạng cứng sang dạng lỏng nhẹ nhàng lắc sữa để hòa trộn phần lớp váng sữa và phần nước sữa lại với nhau. Sau đó mới tiếp tục thay nước ấm nóng để ngâm sữa cho đến nhiệt độ thích hợp cho trẻ ăn.

– Không bao giờ rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và tạo ra các điểm nóng, có thể làm bỏng miệng trẻ.

– Sau khi sữa mẹ được rã đông và làm ấm, chỉ sử dụng trong vòng 2 giờ.

– Không nên đông lạnh lại sữa mẹ đã rã đông.

Xem thêm: Mách bạn những bài thơ về mẹ hay, ý nghĩa chứa đựng nhiều tình cảm

Trên đây là những kiến thức về cách bảo quản sữa mẹ mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các mẹ đảm bảo chất lượng sữa an toàn, giàu dinh dưỡng cho bé.

Rate this post