Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu? là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa phải đi làm trong thời gian cho con bú hoặc sữa quá nhiều cũng phải vắt để dự trữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm câu trả lời!
Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?
Khi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng của trẻ thì việc duy trì và bảo quản nguồn sữa này là điều mà bà mẹ nào cũng quan tâm. Trên thực tế nếu sữa mẹ được vắt và bảo quản đúng cách thì các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ vẫn được đảm bảo, bé uống còn tốt hơn dùng sữa công thức.
Nếu mẹ thường xuyên cho bé bú trực tiếp là tốt nhất, tuy nhiên sau thời gian 4-6 tháng nghỉ sinh, các mẹ phải ra ngoài làm việc và không ở nhà cả ngày để cho con bú được do đó vắt sữa để trong tủ lạnh là giải pháp tối ưu.
Xem thêm: Ăn gì để sữa mẹ đặc con tăng cân
Tuy nhiên sữa mẹ cần phải để nơi lạnh nhất thì mới bảo quản sữa mẹ được lâu nhất.
Nếu sữa mẹ chỉ vắt ra và sử dụng trong ngày thì có thể để sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu muốn dự trữ sữa mẹ thì cần phải cho vào ngăn đá, chỗ lạnh nhất của tủ lạnh để bảo quản.
Thời gian để sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh
Sữa mẹ để ở bên trong ngăn mát được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ của tủ lạnh nhà bạn nhé. Thông thường nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh càng cao thì sữa càng nhanh bị hỏng. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian bảo quản sẽ lâu hơn.
Sữa mẹ vắt ra để ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản thông thường được khoảng 2 ngày, tối đa 3 ngày.
Bên cạnh sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh thì các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng tủ đông chuyên dụng như các loại được dùng để trữ đông thức ăn. Đối với bảo quản sữa mẹ bằng thiết bị này thì thời gian bảo quản sữa mẹ tối đa tầm là 6 tháng.
Với việc hiểu rõ những cách bảo quản sữa mẹ cũng như thời gian an toàn khi để sữa mẹ trong ngăn mát. Giúp cho các mẹ tránh được tình trạng sữa bị hư hỏng, cũng như giữ nguyên được các thành phần dinh dưỡng cũng như các kháng thể bên trong sữa mẹ.
Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông
Một số lưu ý khi sử dụng sữa mẹ trữ đông
– Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, tại sao vây? Cũng giống như việc cho trẻ sử dụng sữa công thức, sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được.
Xem thêm: 4 câu thơ về cha mẹ
– Để có thể tiết kiệm túi, mẹ có thể vắt sữa tích, mẹ có thể vắt sữa bằng máy hút sữa và để trong ngăn mát của tủ lạnh rồi đợi tới cữ vắt sữa tiếp theo thì mẹ có thể vắt thêm vào và trữ sữa trong ngăn tủ đông.
– Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa mẹ đã được trữ đông.
– Dụng cụ để trữ sữa có thể là bình sữa cho bé hay túi trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều tại các chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé. Để có thể theo dõi được thời gian sử dụng và bảo quản sữa trong tủ lạnh, hãy dung băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa.
– Không sử dụng những dụng cụ thô sơ để trữ sữa như túi ni lông hay chai nhựa và chưa qua khử trùng.
Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông cho bé
– Những túi sữa mà mẹ chỉ bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh thì mẹ chỉ cần lấy ra và để bớt lạnh là có thể cho bé sử dụng được rồi.
Gợi ý cho các mẹ cách làm bớt lạnh nhanh đó là ngâm cả bình sữa trong một chậu nước ấm.
– Sữa mẹ mà được bảo quản trong ngăn lạnh của tủ lạnh, mẹ hãy lấy ra và để chúng ở ngăn mát tủ lạnh để cho sữa có thể tan dần dần. Đợi tới khi sữa tan hết thì lấy ra và hâm sữa tới nhiệt độ 40 độ C rồi cho bé ăn. Trong trường hợp không có máy hâm sữa, mẹ có thể cho bé sử dụng sữa nguội hoặc ngâm sữa trong nước ấm, nói không với việc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa.
– Không làm tan sữa nhanh bằng bất kể cách nào, bởi lẽ việc thay đổi nhiệt độ sữa một cách quá nhanh và đột ngột sẽ làm cho sữa mẹ mất dần đi những dưỡng chất và kháng thể quan trọng.
– Thời gian sử dụng của sữa đã được trữ đá và cho ra ngoài môi trường bình thường là không quá 24 giờ.
Trên đây là những thông tin có liên quan đến vấn đề sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết cách để con mình nhận được nhiều sữa mẹ tốt nhất.