Sơ lược về lịch sử Phật giáo bắc tông

Phật giáo Bắc tông là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều người còn mơ hồ về trường phái này. Bài viết hôm nay xin chia sẻ những thông tin cơ bản về Phật giáo Bắc tông.

Sơ lược về Phật giáo Bắc tông

Phật giáo Bắc Tông còn gọi là Đại thừa tức là “cỗ xe lớn”, phổ biến tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.

Chủ trương của Đại thừa là mỗi người có thể đến Niết bàn bằng sự cố gắng tu luyện và chủ chương không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản thân mà phải giúp nhiều người cùng giải thoát, giác ngộ.

Phật giáo Bắc Tông ngoài thừa nhận Thích Ca là Phật còn thừa nhận nhiều Phật khác như Phật Di Lặc, Phật Adiđà, Phật Đại Dược Sư… Ai cũng có thể trở thành Phật và thực tế đã có nhiều người thành Phật như Quan Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát… Với quan niệm đó nên những chùa theo Phái Đại thừa thường thờ nhiều tượng Phật và Bồ Tát cũng là đối tượng được thờ cúng.

Phat-giao-bac-tong-pho-bien-tai-nhieu-nuoc-Chau-A-trong-do-co-Viet-Nam
Phật giáo bắc tông phổ biến tại nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam

Click xem thêm: Suy ngẫm về câu nói cho đi và nhận lại trong cuộc sống

Hệ phái này quan niệm sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại chúng ta cũng có thể đạt được Niết Bàn. Đại thừa cho rằng Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, nó được ví giống như Thiên đường của các tôn giáo khác. Ngoài tạo ra Niết bàn, Đại thừa còn tạo ra địa ngục để trừng trị những kẻ gây nhiều tội lỗi, những ai không tuân thủ giáo quy.

Với những quan điểm cách tân, Phật giáo Bắc Tông hiện nay được truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Sự khác biệt Phật giáo Bắc tông và Nam tông

Đức Phật không có lập hệ phái Nam và Bắc Tông, mà sự chia hệ phái này là do Tăng đoàn chia ra. Hiện nay hai hệ phái này có những nét khác nhau như sau:

 Y phục:

Các nước A Phú Hãn, nước Ấn Độ, nước Pakistan, nước Tích Lan, nước Bangladesh, nước Miến Điện, nước Lào và Campuchia, nước Thái Lan sư tăng có y phục như quấn sà rông, nó vẫn giữ y phục như Đức Phật. Còn Phật giáo nam tông y phục vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

Phat-giao-bac-tong-va-nam-tong-co-nhieu-net-khac-nhau-trong-sinh-hoat
Phật giáo bắc tông và nam tông có nhiều nét khác nhau trong hình thức sinh hoạt

Click xem ngay: Những điều về Phật giáo Nam tông

Những nước Trung Quốc, nước Hàn Quốc, nước Mông Cổ, nước Nhật Bản không có truyền thống quấn sà rông, và đây là những xứ lạnh nên mùa đông sư tăng phải mặc 2 quần và mặc áo phải 4,5 cái áo mới đủ ấm. Cho nên, các Sư bắc tông không mặc y áo theo truyền thống văn hóa Phật giáo Ấn Độ. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng Bắc Tông đã cãi cách y phục theo văn hóa của nước sở tại.

Hình thức sinh hoạt:

Các sư tăng Nam Tông vẫn giữ truyền thống hình thức đi khất thực, còn sư Bắc Tông không đi khất thực mà tự nấu chay tại chùa.

Ngôn ngữ:

Các Sư Nam Tông thường tụng Kinh bằng tiếng Pali, vì đây là ngôn ngữ gốc. Tuy nhiên, cũng có một vài nước sở tại có dịch Kinh Tạng Pali sang tiếng của mình.
Còn các nước Bắc Tông hầu như đều dịch Tạng Kinh tiếng Sansrit sang tiếng quốc ngữ của nước mình để mọi người có thể nghiên cứu và đọc tụng kinh dễ hơn.

Pháp môn tu:

Các Sư Nam Tông đa phần tu tập chung một pháp môn, đó là pháp tứ niệm xứ. Còn các Sư Bắc Tông lại thường tu tập nhiều pháp môn thiền quán khác nhau.
Nói tóm lại Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông tuy có khác nhau về hình thức cách sống, nhưng về phương diện tu học thì cả hai đều tuân theo lời dạy của đức Phật.

Rate this post