Những lời phật dạy về tình yêu đôi lứa ý nghĩa sâu sắc

Những lời Phật dạy về tình yêu là những điều vô cùng quý giá. Bản thân chúc ta muốn có được tình yêu đích thực cần đòi hỏi sự tu dưỡng phải nhất tâm một lòng, phải tu bằng tất cả những thành kính. Cùng lắng nghe những câu nói hay của đức Phật dạy về tình yêu.

Những lời phật dạy về tình yêu

Đạo Phật luôn tâm niệm đến Từ – Bi – Hỉ – Xả. Đối với tất cả mọi vẫn đề diễn ra trong cuộc sống ngày cả về tình yêu, muốn được viên mãn thì đều không thể thiếu được những yếu tố này. Đức Phật có những lời dạy rất ý nghĩa về tình yêu, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn thế nào là tình yêu hạnh phúc.

1. Muốn yêu thương phải thấu hiểu

Đạo Phật dạy rằng, từ bi tương thông với trí tuệ. Đối với tình yêu, từ bi là sự thấu hiểu, hai người yêu nhau cần phải thấu hiểu hết về nhau đó mới chính là tình yêu sâu sắc đích thực. Thấu hiểu chính là nền tảng của yêu thương.

Trong mỗi người đều có cảm xúc, nỗi niềm, đau khổ riêng. Nếu không thực sự có từ bi trong tình yêu, không thấu hiểu nhau sẽ không có yêu thương hay xảy ra những cãi vã giận hờn. Điều này sẽ là đối phương trở nên ngột ngạt và thêm khổ đau. Đừng cố mượn nghĩa tình thương để gây khổ đau cho người.

Nhu cầu của con người là muốn được thấu hiểu và yêu thương. vậy nên có nhiều người luôn cảm giác là mình không được ai thấu hiểu và họ là người có cuộc sống thiếu thốn tình thương. Họ vô cùng muốn tìm được một người hiểu mình, thương mình. Nếu gặp được thì đó là máy mắn của cuộc đời và tình yêu sinh sôi, phát triển từ đó.

Những lời phật dạy về tình yêuNhững lời Phật dạy về tình yêu

Vậy bạn nên nhớ, nguyên tắc từ bi ở lời Phật dạy trong tình yêu đó là phải tìm người thật thấu hiểu mình thì họ mới yêu thương mình với tình cảm chân thành chứ không phải tiền bạc vật chất sẽ đem lại hạnh phúc đích thực trong tình yêu.

>>> Bài viết liên quan: Tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy và lời Phật dạy

2. Bốn yếu tố của tình yêu: Từ – bi – hỉ – xả

Những lời Phật dạy về tình yêu có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tình yêu, cũng là một phần của cuộc sống và nó cũng không thể thiếu được bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

– Từ:  là khả năng hiến tặng những gì đem tới giá trị hạnh phúc đích thực cho người mình yêu thương”. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ mà đó là sự hiến tặng. Nếu yêu mà không mang đến cho nhau hạnh phúc đó là làm khổ nhau, là một thứ tình yêu hệ lụy chứ không phải là tình yêu đích thực. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

– Bi: là khả năng sẻ chia những khó khăn, nỗi khổ hay niềm đau. Hai người yêu nhau nhưng lại gây thêm khổ đau cho lẫn nhau thì không thể là tình yêu dích thực. Tình yêu đích thực là khi hai người biết chia sẻ, xoa dịu làm vơi bớt nỗi khổ đau cho nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống.

– Hỉ: là khả năng khuyến khích và nâng đỡ những cái đẹp, cái hay và ước vọng cho người mình yêu thương. Có được niềm vui chứng tỏ đây là tình yêu đích thực là niềm vui. Càng cảm thấy yêu nghĩa là càng cảm thấy vui. Và nếu cả gia đình yêu thương của mình được hạnh phúc thì đó là niềm vui lớn nhất. Cuộc nhân duyên như thế là thành công viên mãn.

– Xả: là khả năng bao dung, buông bỏ những yếu kém hay lầm lỡ của người mình thương. Trong tình yêu thì hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân nữa. Không thể có ý niệm trong bản thân là việc ai làm thì người đó tự gánh chịu. Khi yêu, hai người đã không còn ranh giới, những gì mình phải làm là coi mọi việc của người mình thương chính là vấn đề của bản thân để chuyển hóa nỗi khổ đau và làm lớn thêm hạnh phúc.

Từ - Bi - Hỉ - Xả là những lời Phật dạy về tình yêuTừ – Bi – Hỉ – Xả là những lời Phật dạy về tình yêu

Như vậy, theo lời dạy của đức Phật thì tình yêu đích thực phải hội tụ đủ: Từ – Bi – Hỉ – Xả. Hãy cố gắng tu tập để trình yêu trong bạn hội tụ đủ bốn yếu tố này. Kết quả sẽ là hạnh phúc viên mãn.

3. Phương pháp vượt qua bất ổn tâm lý tuổi trẻ trong tình tình yêu

Đức Phật dạy, khi con người bị trọng thương dù ngoài thân hay trong tâm, thì chúng ta cũng cần có thời gian dừng lại nghỉ ngơi để tĩnh dưỡng và điều trị thay vì tiếp tục dượt đuổi kẻ mà ta nghĩ rằng đó là nguyên nhân đem tới đau khổ niềm đau cho ta. Hãy quay về chính mình để hàm dưỡng tâm hồn.

Khi đã quyết tâm không truy cứu kẻ khác nữa, thật lòng muốn chịu trách nhiệm cho vết thương của chính mình, thì có 3 phương pháp mà chúng ta có thể lựa chọn để thực hiện hàm dưỡng tâm hồn.

Phương pháp 1:

Đầu tiên ta có thể trở về gắn kết với thiên nhiên, ta có thể thực hiện những chuyến đi cắm trại vài ngày, nơi miền hoang dã, vì thiên nhiên luôn ứa ra năng lượng an lành tươi mát. Và từ thiên nhiên chúng ta học được rất nhiều nguyên tắc sống.

Phương pháp 2:

Làm công tác thiện nguyện. Công tác thiền nguyện cũng mang lại cho ta nhiều niềm vui, có thể giúp ta thêm phước lành. Ngoài ra còn giúp ta tiếp cận với những đối tượng không may mắn. để ta được đánh thức và chân quý những điều kiện hạnh phúc mà mình đang có trong tầm tay.

Phương pháp 3:

Tham dự vào một khóa thiền tập 7 – 10 ngày. Đây là sự lựa chọn tối ưu, vì trong suốt thời gian này, tâm ta rất ít có cơ hội nghĩ tưởng vẩn vơ để dẫn đến những hành động dại dột. những bài thiền tập sẽ giúp ta quay về nương tựa chính mình. Trong thời gian đó dù ta không đạt được những kết quả cao, nhưng ít nhất là ta dược gửi thân và tao vào trong một môi trường lành, nơi có những con người quyết tâm chuyển hóa phiền não.

Theo khóa thiền tập chuyển hóa phiền nãoTheo khóa thiền tập chuyển hóa phiền não

Khi vết thương đã lành lại hẳn, khi tâm hồn ta đã yên ổn, thì việc yêu thương một người nào không còn là một thái độ tìm kiếm chỗ dựa hay phục tùng cho những ham muốn ích kỷ, mà đó là tình yêu chân thành quý giá nhất.

Những lời Phật dày về tình yêu giúp chúng ta ngộ ra những điều quý báu vô giá. Khi đã thấu hiểu những lời đức Phật răn dạy bạn nên cố gắng tu dưỡng rèn luyện thêm cho bản thân để cuộc sống có được hạnh phúc đích thực!

Rate this post