Nếu theo dõi nhiều các giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam qua sách, báo thì có lẽ truyền thống tốt đẹp mang giá trị nhân văn luôn được người xưa coi trọng và đề cao. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại thì giá trị nhân văn đang dần mất đi vẻ đẹp của mình trong cuộc sống hiện nay.
Thay thế các giá trị cộng đồng bằng giá trị cá nhân
Trước đây, từ xa xưa, con người Việt Nam đã coi làng, nước là những giá trị thiêng liêng nhất, có thể hy sinh tất cả để bảo vệ. Đó là những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được biết bao thế hệ cha ông xây dựng và bảo vệ từ lâu đời, thì ngày nay, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập lại có xu hướng coi trọng quyền lợi cá nhân và phần nào đó cuộc sống gia đình là giá trị lớn nhất, mục tiêu sống quan trọng nhất trong cuộc đời của mình.
Phá vỡ ranh giới nhân bản của con người
Những giá trị nhân văn đã bắt rễ từ lâu trên mảnh đất người Việt, khiến cho người Việt Nam từ nhiều đời nay coi trọng các giá trị tinh thần và các hành vi trực tiếp của con người hơn là những thứ vật chất như tiền bạc và những hành vi tổ chức hay công nghệ.
Có thể gặp được tình mẫu tử thiêng liêng ngay trong hành động bón cơm cho con ăn, tự tay bế con và hát ru con ngủ bằng những câu ca dao dân gian nhưng ngày nay, cuộc sống dường như trở nên bận rộn hơn, người ta không còn mấy quan tâm đến những nét đẹp ấy nữa. Thay vào đó ta hay bắt gặp hình ảnh các bà mẹ bật nhạc ru con hay thuê osin chăm sóc con mình ngay từ khi còn nhỏ khiến cho những đứa trẻ thời nay không còn mấy thân thiết với bố mẹ khi lớn lên.
Con người giao tiếp bằng công nghệ nhiều hơn so với giao tiếp trực tiếp
Không chỉ thế, các ông bố bà mẹ thời đại mới ít giao tiếp với nhau hơn mà thay vào đó là thời gian lướt web, lướt fb, làm những công việc mà công nghệ chiếm phần lớn tâm trí và thời gian.
Các giá trị tổ chức và giá trị công nghệ hiện đại ngày nay đã dần làm mai một và hời hợt dần tình cảm mẹ con, gia đình, bè bạn vốn là những tình cảm phong phú sâu nặng nhất trong văn hóa ứng xử của con người Việt Nam. Tình cảm gia đình và xã hội sẽ phai nhạt khi con người hình thành thói quen ủy thác cho những phương tiện công nghệ làm những việc liên quan đến tình người, trách nhiệm, sứ mệnh và các hành vi gắn với bản chất người. Suy kiệt tình người, vô cảm trước những nỗi đau, nỗi sợ và lo lắng của người thân, bạn bè và đồng bào là dấu hiệu suy thoái của nền tảng văn hóa Việt.
Các giá trị ngắn hạn, vô cảm, nhất thời dần lên ngôi
Cô Cao Tú Huệ, đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: “Các giá trị nhân văn luôn là giá trị bền vững, mang tính vĩnh cửu. Các tôn giáo, các tác phẩm nghệ thuật giàu tính nhân văn đều được xây dựng trên một nhịp độ chậm rãi của sự sống làm cho con người có khả năng thấu cảm với thiên nhiên và với người. Nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, người Việt cũng như người ở nhiều nước Châu Á khác bị mất đi nhu cầu tìm hiểu con người và sự vật để khám phá những điều kỳ diệu của thế giới quanh mình và trong mình, mà ngày càng bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, gắn với những nhịp sống nhanh và các giá trị ngắn hạn.”
Đặt lợi nhuận lên trên các giá trị nhân văn thuần túy
Lối sống nhân văn bị thay thế bằng những lợi nhuận tầm thường có nguồn gốc phương Tây, gắn liền với quá trình thế tục hoá diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Sự thay đổi lối sống đó đã dẫn đến sự suy thoái các giá trị nhân văn, gây ra những vấn nạn và bức xúc về văn hoá.
Lợi nhuận được coi trọng hơn các giá trị nhân văn thuần túy
Đó là bắt văn hoá phải lệ thuộc vào những tiêu chuẩn của thị trường, vào những biến động của cung và cầu, vào những cạm bẫy của tính thực dụng và tính khẩn trương, dường như đang làm mất đi sức sống của văn hoá, thay thế tính sáng tạo bằng những stress của thị trường.
Hy vọng rằng sẽ có những thay đổi tích cực để giữ gìn và phát huy được những giá trị nhân văn, những nét văn hóa mang giá trị tinh thần của dân tộc trong thời đại 4.0 hiện nay.