Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào và ảnh hưởng của phật giáo qua các thời kỳ

Phật giáo từ xưa tới nay đã mang một giá trị rất nhân văn đối với người Việt. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ được Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào và ảnh hưởng của phật giáo qua các thời kỳ ra sao.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào?

Phật giáo bắt nguồn từ đâu? Nhiều người vẫn nghĩ rằng, phật giáo được du nhập từ Trung Hoa. Thế nhưng không phải, sự du nhập của phật giáo lại được bắt nguồn từ Ấn Độ.

Ba trung tâm phật giáo đã được tồn tại trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán  là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành.

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ

Xem ngay: Lời phật dạy về chữ nhẫn để biết thêm nhiều ý nghĩa về cuộc sống.

Phật giáo du nhập vào việt nam khi nào? Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Qua đây chúng ta có thể thấy được phật giáo đã du nhập từ rất sớm khoảng từ đầu công nguyên.

Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã có được sự giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.

Ảnh hưởng của Phật giáo lên xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử thế kỷ 10 – 14

Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời Đinh, Tiền Lê

Dưới chính sách đô hộ hà khắc của nhà Đường, quần chúng bị hạn chế việc học hành. Và trong dân gian được thâm nhập một cách tự nhiên, phật giáo đã mang một hơi hướng tới với người dân. Các tăng sĩ phật giáo có vai trò hướng dẫn tinh thần, đạo đức, còn trực tiếp lo toan những công việc thuộc nhu cầu thực tế của dân chúng. Các lớp dạy chữ ở chùa dần được mở ra cho con em.

Từ chính nơi này đã nuôi dưỡng được ý chí, tinh thần dân tộc. Họ không phải là những thầy lang nhưng lại có kiến thức y dược, trực tiếp chuẩn trị, hốt thuốc cho mọi người. Giới tăng sĩ vốn là thành phần có học thức, lại không thuộc thành phần thống trị, gần gũi với dân chúng, nên có được sự cảm thông, chia sẻ nỗi khổ của người dân trong cảnh đô hộ. Phật giáo trong thời điểm này đã tạo nên một ý chí kiên cường trong lòng mỗi người con nước Việt.

Sau Ngô Quyền, các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý đã nỗ lực xây dựng một quốc gia độc lập về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, và đóng góp của Phật giáo trong buổi đầu này rất quan trọng.

Chính sự kết hợp của Mật giáo, sấm vĩ, phong thủy đã đẩy mạnh vai trò xã hội của Phật giáo trong những thế kỷ trước khi giành được độc lập, và ngay cả ở buổi đầu của kỷ nguyên này.

Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời nhà Lý

Vào thời đại nhà Lý, Phật giáo vẫn tiếp tục giữ một vai trò rất lớn về mặt chính trị. Ngay điểm khởi đầu, tức là việc lập nên triều đại này, Phật giáo đã đóng vai trò quyết định.

Các tăng sĩ phật giáo có vai trò hướng dẫn tinh thần, đạo đức
Các tăng sĩ phật giáo có vai trò hướng dẫn tinh thần, đạo đức

Click ngay: Suy nghĩ về cho đi nhận lại để có được những cảm nhận thực sự về cuộc sống. 

Sư Vạn Hạnh cũng là người được tin rằng đã thuyết phục Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long với ý nguyện bảo vệ lâu dài nền độc lập dân tộc.

Phật giáo thời Lý cũng có ảnh hưởng rất lớn lên văn hóa – nghệ thuật. Nhà Lý đã được xem như một triều đại thuần từ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Phật giáo giai đoạn này cũng có những đóng góp to lớn đối với sinh hoạt văn học. Văn học Phật giáo đã trở thành dòng văn học chủ đạo của thời này. Một công trình là biểu tượng của Việt Nam và vẫn được gìn giữ qua năm tháng đó là Chùa Một Cột, được xây từ năm 1049, khi đó gọi là Chùa Diên Hựu.

Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời Trần

Sự ảnh hưởng của Phật giáo dưới đời nhà Lý vẫn được tiếp tục dưới đời Trần. Đời nhà Trần đã ra đời thiền phái Trúc Lâm. Có thể nói, thời đại nhà Trần là thời đại Phật giáo nhất tông, mà thiền sư Hiện Quang (? – 1221), tu đạo tại núi Yên Tử, là vị khai tổ của sự nhất tông này.

Các vua Trần là những người có tri thức, lại uyên bác Phật học. Nhưng dù vị trí trực tiếp trong công việc chính sự của các tăng sĩ không còn nữa, Phật giáo lại vẫn phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết, ảnh hưởng trực tiếp lên chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội đời Trần, trở thành một tinh thần dân tộc thời bấy giờ.

Phật giáo du nhập vào việt nam là một điều rất to lớn trong lịch sử Việt Nam. Nó đã góp phần xây dựng đất nước ngày một lớn mạnh với ý chí dân tộc mạnh mẽ.

 

Rate this post