Phật và Chúa – Phân biệt sự giống nhau khác nhau giữa Phật và Chúa

Phật và Chúa là hai tôn giáo hoàn toàn độc lập và không liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên, giữa hai tôn giáo này vẫn luôn tồn tại những điểm giống và khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Sự khác nhau giữa phật và chúa

Phật giáo là gì?

Phật giáo là một tôn giáo dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người sống cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc Nepal ngày nay. Ngài được người ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức sau khi trải qua kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết. Trong tiếng Anh, đức Phật còn được gọi là một người giác ngộ, mặc dù trong ngôn ngữ Sanskrit là “Bodhi” có ý nghĩa là “thức tỉnh”.

Nguồn gốc của đạo Phật
Nguồn gốc của đạo Phật

Tìm hiểu thêm: Những câu nói hay về công ơn cha mẹ

Thiên chúa giáo là gì?

Thiên Chúa là Đức Chúa Trời, tức là Đấng làm vua cõi Trời, Đấng đã tạo dựng ra vạn vật. Thiên Chúa Giáo là đạo thờ Đức Chúa Trời.

Nguồn gốc thiên chúa giáo
Nguồn gốc thiên chúa giáo

Xem thêm: Lời phật dạy về chữ nhẫn

Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại nước Do Thái cách đây gần 2000 năm, nên còn được gọi là đạo Gia-tô (Da-tô) hay đạo Ky-tô, đạo Cơ-đốc, cũng thường được gọi là đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo. 

Những điểm giống nhau giữa Phật và Chúa

Hai đạo giáo lớn này có rất là nhiều điểm giống nhau mà không phải ai cũng biết. 

  • Thiên Chúa giáo và Phật giáo đều được sáng lập bởi một người Thầy tâm linh cao nhất và đều có thu nhận các môn đệ bên dưới (Môn đệ Thiên Chúa giáo, Môn đệ Phật giáo). 
  • Cả hai tôn giáo đều tiến hành xây dựng một hệ thống hỗ trợ truyền bá các giáo lý của họ tới mọi người xung quanh, giúp mở rộng sức quy mô và sức ảnh hưởng của đạo giáo. 
  • Cả hai tôn giáo đều có các ngày lễ chính, có ý nghĩa riêng như lễ Giáng sinh và Phục sinh bên Thiên Chúa và lễ Phật đản (lễ Vesak) để mừng ngày sinh của Đức Phật. 
  • Cả hai tôn giáo đều thể hiện tính nhân văn khi luôn nhấn mạnh đến cuộc sống đạo đức, từ bi và tình yêu thương đối với người khác.
  • Cả hai đều răn dạy các môn đệ cách vượt qua những thế lực thù hận trong cuộc sống thông qua sức mạnh của tình yêu.
  • Cả Phật và Chúa đều khuyến khích người theo đạo của họ thực hiện các bước tâm linh để có thể cải thiện phúc lợi của họ. Ví dụ như những người theo đạo Thiên Chúa sẽ cầu nguyện trước các bước ăn, đọc kinh thánh. Còn những người theo Phật cũng đọc kinh cầu nguyện.
  • Chúa và Phật đều ra sức khuyến khích các tín đồ của mình luôn làm từ thiện đối với người nghèo khổ trong xã hội.
  • Cả hai tôn giáo đều xây dựng nơi tập trung để mọi người đến cầu nguyện và phát triển tâm linh như Nhà thờ đối với Thiên Chúa giáo và Chùa chiền đối với Phật giáo.
  • Cả hai đều mong muốn đạt được sự hoàn hảo về tinh thần, dù cho cách tiếp cận của họ khá khác nhau.
  • Cả Phật và Chúa đều cố gắng tìm cách vượt qua thế giới vật chất bởi họ luôn tin rằng hạnh phúc thực sự sẽ thu được từ những giá trị tinh thần và cả ý thức tâm linh.

Sự khác nhau giữa Phật và Chúa

Sự khác nhau giữa phật và chúa
Sự khác nhau giữa phật và chúa

Trong phật giáo

– Người đứng đầu Phật giáo là Đức Đạt Lai Lạt Ma.

-Trong Phật giáo thì Thiền định giữ vai trò quan trọng và đứng đầu danh sách, Thiền để giác ngộ và nhận ra những điều lành, điều thiện từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân. Còn ở Thiên Chúa giáo thì thì lại chú trọng vào những lời cầu nguyện, để cầu xin Đức Chúa Trời chiếu sáng con đường đi của họ. 

– Phật giáo có mục đích chính là tập trung nhiều vào sự nỗ lực cá nhân để có thể phát triển tâm linh, thoát khỏi đau khổ và đạt được giác ngộ theo chân lý, điều thiện. 

-Phật dạy bảo Phật tử của họ về một chu kỳ tái sinh kéo dài vô tận và nó chính là ý tưởng về luân hồi. 

-Phật giáo đề cập đến Luật nhân quả, gieo nhân lành sẽ gặp điều lành, gieo nhân ác sẽ gặp điều ác. Những người làm điều ác để đổi thay thì cần làm hàng loạt việc thiện để thay đổi, giúp điều ác giảm xuống hoặc biến mất. 

Trong thiên chúa giáo

– Thiên Chúa giáo được lãnh đạo tối cao bởi Đức Giáo Hoàng.

-Đấng tạo hóa là một khái niệm rất phổ biến trong Thiên Chúa giáo. Trong kinh thánh của Cựu Ước, thì Đức Chúa Trời chính là đấng tối cao để có thể giải quyết công lý, tạo ra và kiểm soát tất cả mọi hiện tượng ở trên trái đất.

-Thiên Chúa giáo lại nhấn mạnh vào những ân điển, hồng ân của Thiên Chúa, những người theo đạo cần tuân thủ những điều răn dạy từ Chúa, truyền bá tư tưởng giáo lý của đạo để những người khác xung quanh cũng được cứu khỏi thế giới đau khổ. 

-Chúa dạy các con chiên của họ rằng chúng ta chỉ có một cuộc sống duy nhất, nên mỗi người chỉ có cơ hội để lên thiên đường hoặc là xuống địa ngục.

-Xưng tội là cách mà người theo đạo Thiên Chúa bày tỏ với Cha đạo (linh mục) của họ và sau đó tội lỗi của họ sẽ giảm xuống hoặc biến mất bởi vì Chúa luôn tha thứ cho mọi tội lỗi khi họ biết quay đầu. 

Rate this post