Việt Nam chúng ta chủ yếu là theo phật giáo. Trong đó có phật giáo Đại – kim cương thừa cũng được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu, vậy nguồn gốc của phật giáo Đại Thừa đến từ đâu và các tông phái liên quan là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết.
Phật giáo đại thừa là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc của Phật Giáo Đại Thừa (Mahayana) vẫn còn mơ hồ, ngày và vị trí của sự xuất hiện không được biết cụ thể, phong trào có nhiều khả năng hình thành theo thời gian và ở nhiều nơi. Kinh điển sớm nhất của Phật giáo Đại Thừa là Bát Nhã Tâm Kinh trong kinh Đại Thừa, kinh điển được biên soạn lần đầu tiên sau khi Ðức Phật qua đời 5 thế kỷ.
Như trong các văn kiện Phật giáo tiên phong trước đây, những kinh điển này gần như chắc chắn được viết bởi các nhà sư, trình bày các ý tưởng sáng tạo của phong trào dưới hình thức những bài thuyết pháp được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển giao.
Việc bất đồng giữa các chư tăng tại hội đồng thứ 2 Vaishali đã là những dấu vết sớm nhất nhất của các tư tưởng Đại Thừa.
Xem ngay: Lời phật dạy về tình bạn để hiểu hơn những giá trị của tình bạn.
Một nhóm chống lại bất cứ thay đổi nào, được gọi là Sthaviravadins (Phật giáo Nguyên Thủy, Theravadins) nói rằng, tất cả con người phải phấn đấu để trở thành A-La-Hán, giải thoát khỏi chu kỳ Tái sinh (cõi Ta-bà, Samsara) để lên cõi Niết bàn.
Họ khác nhau trong việc tin rằng, chư Phật là siêu phàm, cuộc sống và quyền hạn của họ là không giới hạn. Họ cũng tin rằng, bản chất ban đầu của tâm trí là tinh khiết và nó bị ô nhiễm khi nó bị nhuộm bởi tham ái và phiền não. Chính Mahasanghikas đã xây dựng và phát triển Phật giáo Đại Thừa.
Các tông phái trong Phật giáo Đại Thừa
Thiên thai tông
Tông này khởi phát ở Trung Hoa, do thiền sư Tuệ Văn đời Tần, Tùy lập ra, dựa theo ý nghĩa sách Trí Độ luận và kinh Pháp Hoa làm gốc. Cho nên còn gọi là Pháp Hoa tông. Thiên thai tông chủ trương thuyết “chư pháp duy nhất tâm”. Tâm ấy tức là chúng sanh, tâm ấy tức là Bồ-tát và Phật. Sanh tử cũng ở nơi tâm ấy, Niết-bàn cũng ở nơi tâm ấy.
Hoa nghiêm tông
Tông này cũng như Thiên thai tông, phát khởi ở Trung Hoa, căn cứ ở kinh Hoa Nghiêm, do hòa thượng Đỗ Thuận và Trí Nghiễm đời Tùy Đường lập ra.
Pháp tướng tông
Click ngay: Suy nghĩ về cho đi nhận lại để có được những cảm nhận thực sự về cuộc sống.
Ba vị Vô Trước, Thế Thân và Hộ Pháp, lấy Thành duy thức luận làm gốc để cho tông phái này phát khởi. Thức có tám loại là: nhãn thức, nhĩ thức, vị thức (hay tỉ thức), thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức. a-lại-da thức là căn bản trong tám thức ấy.
Tam luận tông
Tông này lấy Trung luận và Thập nhị môn luận của Bồ-tát Long Thụ và bộ Bách luận của Đề-bà làm căn bản, nên mới gọi là Tam luận. Tam luận tông cho rằng hết thảy vạn hữu trong hiện tượng giới đều sanh diệt vô thường. Đã sanh diệt vô thường là không có tự tính, chỉ bởi nhân duyên làm mê hoặc mà biến hóa ra vạn hữu. Kẻ phàm tục vì vọng kiến cho nên mới chấp lấy cái có tạm bợ ấy.
Chân ngôn tông
Tông này căn cứ ở kinh Đại Nhật, lấy bí mật chân ngôn làm tông chỉ, cho nên gọi là Chân ngôn tông, hay là Mật tông. Đại Nhật Như Lai truyền cho Kim-cang-tát-đỏa. Kim-cương-tát-đỏa truyền cho Long Thọ, Long Thọ truyền cho Long Trí, Long Trí truyền cho Kim Cương Trí, Kim Cương Trí cùng với Bất Không vào khoảng đời Đường đem tông này truyền sang Trung Hoa.
Tịnh độ tông
Tịnh độ tông lấy sự quy y Tịnh độ làm mục đích, và tụng những kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và A-di-đà. Tịnh độ tông khởi phát từ đời nào không rõ, chỉ thấy trong các kinh điển nói các vị Bồ-tát Mã Minh, Long Thụ và Thế Thân đều khuyên người ta nên tu Tịnh độ.
Thiền tông
Thiền tông không bàn luận về vũ trụ, chỉ chủ ở sự cầu được giải thoát mà thôi. Cứu cánh của Thiền tông không trói buộc nơi văn tự, nên chỉ lấy tâm truyền tâm mà thôi. Thực tướng của vũ trụ thuộc về phạm vi trực giác. Nếu lấy văn tự mà giải thích thì tất là sa vào hiện tượng giới, không thể đạt tới thật tướng được. Nếu không tọa thiền dùng trực giác thì không thể biết được thật tướng.
Hy vọng qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp thêm được thêm cho bạn thông tin về phật giáo Đại Thừa đầy hữu ích.