Phật giáo đã đi qua nhiều thời kỳ khác nhau và cũng từ đó sinh ra nhiều nhánh với tên gọi khác nhau. Đại thừa và phật giáo tiểu thừa là hai khái niệm rất phổ biến trong Phật giáo còn lưu giữ cho đến ngày nay.
Tùy vào điều kiện địa lý và cách diễn giải kinh Phật mà mỗi nơi sẽ có các cách gọi khác nhau.
1. Khái niệm phật giáo tiểu thừa
Bắt nguồn từ Ấn Độ, Phật Giáo đã lan truyền dần sang các nước lân cận, rồi lan rộng ra toàn cõi Á Đông, và trên cả thế giới có sự tồn tại của phật giáo. Và sự truyền bá tư tưởng phật giáo này thường đi theo 2 hướng một là về hướng Bắc, một là về phương Nam.
“Thừa”, ( 乘 ) là dịch nghĩa của từ Yana, theo tiếng Phạn Sanscrit (S) và Pali (P) đều gọi là Yana, âm Hán Việt là Diễn na, có nghĩa là “Cỗ xe”, và cũng được hiểu như “Con thuyền”, là phương tiện đưa những người hành giả đến bờ giác ngộ tại nơi cửa phật.
-Về phương Bắc, thì gọi là Phật Giáo Bắc Tông (mang tư tưởng Đại Thừa) gồm các nước: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông cổ, Mãn Châu, Bắc-Nam Hàn, Nhật Bản, Bắc Việt Nam…
-Về phương Nam, thì gọi là Nam Tông (mang tư tưởng Tiểu Thừa) gồm các nước: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, Indonesia, Nam Việt Nam ..
Phật giáo Tiểu thừa quan niệm phải sống cuộc đời của kẻ tu hành
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy và lời Phật dạy
Phật giáo Tiểu thừa – Hinayana Buddhism có nguồn gốc từ những cuộc phân rã sớm nhất trong cộng đồng Phật giáo khi mà giáo pháp đạo Phật tiếp tục lan truyền khắp Ấn Độ sau khi đức Phật nhập diệt. Phật giáoTiểu thừa có nghĩa là những người theo tư tưởng phật giáo thừa hưởng những lời dạy cơ bản của Đức Phật. Ngày. Học phái Tiểu thừa từ đầu cho tới nay vẫn dùng theo Tam tạng viết bằng tiếng Pli, là thứ tiếng thông dụng trong dân gian ngày ấy. Học phái này sau truyền về phái nam, như: đảo Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia, Lào v.v… cho nên gọi là Nam tông.
2. Phật giáo tiểu thừa thờ ai?
Phật giáo tiểu thừa luôn coi trọng đức Phật như một nhân vật lịch sử, là một người thày dạy chứ không hẳn như một vị thần vạn năng. Tham gia vào bài học giáo lý của phật là con đường đi đến giác ngộ nhanh nhất giống như Phật đã khẳng định rằng mọi chúng sinh đều sống cuộc sống bình đẳng trong việc chứng ngộ chân lý mọi người đều không phụ thuộc vào thành phần xuất thân, mà phụ thuộc vào hành vi đạo đức và sự hiểu biết về chân tướng của vạn pháp. Trong một ngôi chùa của phật giáo tiểu thừa chỉ thờ chủ yếu hình tượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật giáo Tiểu thừa thờ đức Thích-ca Mâu-ni
*** Xem thêm: Phật giáo là gì? Phật giáo có những tông phái chính nào?
Bên Phật giáo Tiểu thừa thờ đức Thích-ca Mâu-ni giống như một ông thầy lập ra giáo phật dạy chúng sinh, chứ không thờ các vị Phật và Bồ-tát khác. Còn lại những người tu hành thì mặc áo vàng và sáng ngày đi khất thực chứ không giống như bên phật giáo Đại thừa. Phật giáo Đại thừa thì đức Thích-ca Mâu-ni đã dần dần cảm hóa vào trong lý tưởng của con người, đức phật hóa trong thần bí thành một vị Phật như các vị Phật trong thần thoại cổ xưa khiến con người ta nể trọng. Bởi thế mà tại các chùa Phật giáo Đại thừa thờ đức Thích-ca Mâu-ni lẫn với chư Phật và chư Bồ-tát. Còn những người tu hành bên phật giáo Đại thừa lại mặc áo nâu, tự sản xuất và làm lấy mà ăn, không đi khất thực như bên Tiểu thừa.
Bên phật giáo Tiểu thừa còn phân ra hai thứ Niết-bàn đó là Niết-bàn trong đời sống của chúng ta, vì có sự giác ngộ mà bỏ hết sự ảo tưởng và lòng ham muốn của bản thân. Hai nữa đó là Niết-bàn sau khi chết sẽ ngũ uẩn lìa tan mà lui về chỗ tịch mịch. Ở cảnh giới tiểu thừa là cảnh giới đạt được sau khi chúng ta đã thoát khỏi luân hồi sinh tử và hoàn toàn khác biệt với cảnh giới ở trần thế.
Quan niệm Phật giáo Tiểu thừa cũng có nhiều ý kiến khác với cái quan niệm Phật giáo Đại thừa vì đối với phật giáo Tiểu thừa thì cuộc sống tại gia đình sẽ không thể đem đến sự giải thoát nào, hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là đắc quả A La Hán là người phải dựa vào chính bản thân để giải thoát.