Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên theo đường biển nó lan toả từ Ấn Độ ra khắp nơi. Phật giáo có một lịch sử phát triển thăng trầm trong suốt hơn 2500 năm, vậy phật giáo là gì? Có lịch sử phát triển ra sao?
1. Phật giáo là gì?
Trong tiếng anh phật giáo là Buddhism /ˈbudɪzəm/
Phật giáo/đạo Phật
Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo của các nước khác trên thế giới. Do Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ một ngàn năm nên nhiều nét văn hóa phật giáo vẫn mang hơi hướng của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là tôn giáo. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam hiện nay cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có tới hơn 839 đơn vị gia đình Phật tử và có khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường.
Phật giáo là gì? Phật giáo có những tông phái chính nào?
2. Phật giáo có bao nhiêu bộ kinh?
Trong phật giáo được chia ra làm 2 phái chính là những bộ kinh quan trọng của 2 phái đó :
Phật giáo Nam truyền
Phật giáo Nam truyền gồm có 5 bộ chính là:
* Trường Bộ Kinh : 3 tập .
* Trung Bộ Kinh : 3 tập .
*Tăng Chi Bộ Kinh : 5 tập .
*Tương Ưng Bộ Kinh :4 tập.
* Tiểu Bộ Kinh : 3 tập ,
Phật giáo Bắc Truyền
Phật giáo Bắc Truyền gồm có những bộ chính sau:
* Kinh Hoa Nghiêm: 4 tập.
* Kinh Bát Nhã : 3 tập, trong bộ Bát Nhã này có kinh Kim Cang được khắc in riêng rất nổi tiếng và Kinh Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh tụng hàng ngày.
* Kinh Pháp Hoa .
* Kinh Đại Bát Niết Bàn : 4 tập.
* Kinh Lăng Già.
* Kinh Viên Giác .
* Kinh Duy Ma Cật .
* Kinh Thắng Man .
* Kinh Thủ Lăng Nghiêm .
3. Phật giáo có bao nhiêu tông phái? Các tông phái chính nào?
Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo mang tính chất đặc thù riêng không giống với các nước khác và trong quá trình phát triển, Phật giáo Việt Nam đã chọn lọc và tiếp nhận cả hai hệ phái Bắc tông và Nam tông để hòa hợp hai yếu tố này để tạo ra một hệ phái mới, là hệ phái Khất sĩ.
Phật giáo là gì và có những tông phái chính nào?
Cụ thể, phái Bắc tông có Thiên Thai tông, Chơn Ngôn tông, Thiền tông, Tịnh Độ tông, Mật tông… Riêng Thiền tông, khi gia nhập sang Việt Nam chỉ phổ biến hai dòng chính là Lâm Tế và Tào Động.
Về tông phái Thiên Thai tông cũng có Thiên Thai Thiền giáo tông, Thiên Thai Giáo Quán tông…, Tịnh Độ tông thì tồn tại có Tịnh Độ tông Việt Nam, Tịnh Độ Cư sĩ Phật học hội…
Về hệ phái Nam tông có hai cộng đồng tộc người ở Nam Bộ là người Việt và tộc người Khmer theo đạo Phật giáo Nam tông gồm hai phái chính là Mahanikay và Thommayut.
Còn lại là hệ phái Khất sĩ, đây là hệ phái riêng có tại Việt Nam, dung hợp được tinh thần của hai hệ phái Bắc tông và Nam tông, hệ phái Khất sĩ này do tôn sư Minh Đăng Quang khai sáng chia làm hai tổ chức vào năm 1943. Hai tổ chức, một dành cho tăng sĩ và một dành cho ni giới có Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam và Giáo hội Ni giới Khất sĩ Việt Nam.
4. Danh Sơn Phật giáo nổi tiếng Tại Việt Nam
Trải qua hàng ngàn năm hòa hợp thay đổi để gắn bó với dân tộc và lịch sử Việt Nam, Phật giáo đã có được cả một hệ thống danh lam thắng cảnh với nhiều ngọn núi và chùa chiền nổi tiếng. 4 ngọn núi lớn ở bốn phía Đông Tây Nam Bắc được coi là Tứ Đại Danh Sơn của Phật giáo Việt Nam thì đó là:
- Phía Tây: Có núi Hương sơn, chùa Hương Tích ở Hà Nội
- Phía Đông: Núi Yên Tử, Quảng Ninh
- Phía Bắc: Núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc
- Phía Nam: Có núi Bái Đính trong quần thể núi Tràng An, Ninh Bình.
Phật giáo là tín ngưỡng tự do của tất cả mọi người, từ ngày gia nhập đến các bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo Việt Nam luôn luôn cố gắng để thực hiện tốt hai điều đó là khế lý và khế cơ nhằm mục đích duy trì và phát triển hai yếu tố này. Khế lý và khế cơ có nghĩa là nói về mặt tư tưởng hợp với chân lý, tư tưởng của Phật giáo vẫn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình giải thoát cho chúng sanh.