Mỗi dân tộc đều lựa chọn cho mình những đặc trưng riêng về trang phục. Nếu như Nhật Bản có Kimono, người Trung Quốc có áo xường xám, Hàn Quốc có Hanbok… thì Việt Nam có áo dài. Áo dài Việt tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái Việt với vẻ đẹp dịu dàng, hiền dịu mà tinh khôi. Để bạn có thể hiểu hơn về trang phục này, bài viết chia sẻ nét đẹp của áo dài Việt Nam qua những thời kỳ.
Áo dài giao lãnh
Đây là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt, còn được gọi là áo đối lĩnh. Áo giao lĩnh chính là tiền thân của áo tứ thân. Áo rộng, xẻ 2 bên hông, dài tay, cổ tay may rộng vag thân dài chấm gót chân. Phần thân áo được may bằng 4 tấm vạt, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng buông xả. Dáng áo này gần giống với áo tứ thân, chỉ khác khi mặc để buông 2 vạt trước chứ không buộc lại trước bụng.
Áo dài tứ thân (thế kỷ 17)
Theo những nhà nghiên cứu, để thuận tiện trong việc làm đồng áng cũng như những sinh hoạt hàng ngày, chiếc áo giap lãnh được thu gọn thành kiểu áo tứ thân với 2 vạt trước rời nhau còn 2 vạt sau được may liền thành một tà. Vì là trang phục của tầng lớp bình dân nên thường sử dụng những gam màu tối. Người ta hay dùng củ nâu, lá bàng hay bùn dẻo để nuộm màu tự nhiên cho bộ áo tứ thân.
Không những là chiếc áo dài mộc mạc, khiêm tốn, áo tứ thân còn mang ý nghĩa độc đáo, tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của 2 vợ chồng. Kết hợp với chiếc khăn mỏ quạ, tóc vấn đuôi gà và nón quai thao, áo tứ thân gợi nhớ về hình ảnh người phụ nữ tần tảo thời xưa.
Áo dài lemur (1939 – 1943)
Áo dài Le Mur được gọi theo tên của họa sỹ tên Le Mur vì ông đã thực hiện một cảu cách quan trọng cho chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau. Vạt trước của áo được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm sự duyên dáng và uyển chuyển trong bước đi. Đồng thời, thân được may ôm sát theo những đường cong của cơ thể để tăng vẻ gợi cảm. Hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạt dọc theo một bên sườn để tăng sự nữ tính.
Áo dài Trần Lệ Xuân
Vào những năm 1958, và Trần Lệ Xuân, đệ nhất phu nhân của nước Việt Nam Cộng hòa đã thiết kế ra chiếc áo dài cách tân mới, bỏ đi phần cổ áo, gọi là áo dài cổ thuyền, hở cổ, cổ khoét. Dân gian thường gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài Bà Nhu.
Áo dài chít eo (1960 – 1970)
Vào những năm 1960, chiếc áo dài chít eo thách thức quan điểm văn hóa truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Những người phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể.
Áo dài hiện đại (1970 – nay)
Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách.Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biến thành áo cưới, áo tà ngắn để kết hợp quần jeans…
Những chia sẻ trên do bạn Vân Trang- học viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tổng hợp. Bài viết hi vọng đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.