Một trong những nhóm ngành được nhiều các bạn trẻ quan tâm hiện nay là y bác sĩ. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về bảng lương ngành y tế năm 2022. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Tiền lương là thu nhập của người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động căn cứ theo pháp luật, pháp quy Quốc gia. Nên người sử dụng lao động cần phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc sẽ phải thực hiện hoặc những dịch vụ đã làm, sẽ phải làm. Số tiền lương sẽ cần phải trả theo định kỳ và hầu hết là hàng tháng. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau.
Phụ cấp lương là khoản tiền được bù đắp do điều kiện lao động, đặc trưng công việc phức tạp, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính hoặc chưa tính đầy đủ theo công việc, chức danh, bảng lương.
Bảng lương sẽ được Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể hơn cho từng loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau. Bảng lương sẽ bao gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.
Lương ngành Y tế năm 2022
Trước đây Quốc Hội đã chính thức thông qua việc không tăng lương cơ sở năm 2021. Do đó vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở và lùi cải cách tiền lương đến ngày 01/07/2022 nên mức lương ngành y tế Việt Nam 2022 vẫn tính theo công thứ của Nghị định số 204 và các văn bản bổ sung như sau:
Lương = hệ số x mức lương cơ sở
Trong đó:
– Hệ số lương của bác sĩ, y sĩ được nêu cụ thể tại Điều 13 – Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.
– Mức lương cơ sở năm 2022 vẫn được áp dụng theo quy định cũ là 1.490.000 đồng/tháng.
+ Chức danh nghề nghiệp bác sĩ:
Chức danh nghề nghiệp bác sĩ bao gồm bác sỹ cao cấp (hạng I); bác sĩ chính (hạng II); bác sĩ (hạng III).
Trong đó, bác sĩ cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6.2 – 8.0; bác sĩ chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4.4 – 6.78; bác sĩ áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2.34 – 4.98.
+ Chức danh bác sĩ y học dự phòng:
Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng gồm: bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I); bác sĩ học dự phòng chính (hạng II); bác sĩ y học dự phòng (hạng III).
Trong đó, bác sĩ học dự phòng cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6.2 – 8.0; bác sĩ học dự phòng chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4.4 – 6.78; bác sĩ y học dự phòng áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2.34 – 4.98.
+ Chức danh y sĩ gồm y sĩ hạng IV:
Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1.86 – 4.06.
Căn cứ với chức danh nghề nghiệp nêu trên thì việc bổ nhiệm, xếp lương tuân thủ theo 2 nguyên tắc như:
– Theo vị trí làm việc, nhiệm vụ được giao của từng viên chức.
– Khi được bổ nhiệm từ ngạch viên chức và giữ theo chức danh nghề nghiệp như bác sĩ, bác sĩ y học, y sĩ tương ứng không kết hợp cùng với nâng lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Chính vì vậy khi bổ nhiệm chức danh theo chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩNhư vậy, với chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ sẽ không kết hợp với nâng lương hoặc thăng hạng.
Hiện tại trên thực tế theo Nghị quyết 70/2018/QH14 thì mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng. Đến năm 2020, mức lương sẽ tăng thêm 110.000 đồng/tháng với số tiền là 1,6 triệu đồng/tháng. Hệ số lương cao nhất của công chức với chuyên gia cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật là 10,0.
Trên đây là cập nhật mới nhất về bảng lương lương ngành y tế năm 2022, hy vọng từ đó bạn đọc có thêm nhiều thông tin tham khảo về chế độ lương của các bác sĩ, y sĩ, nhân viên ngành Y tế. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.