Cuộc sống con người luôn là những muôn vàn những khó khăn thử thách. Để có được một cuộc sống hạnh phúc thì chúng ta cần phải trải qua những thử thách mà vẫn giữ được cái tâm lành và để tạo phước báu về sau. Cùng lắng nghe những lời Phật dạy về cuộc sống để có được những kiến thức giúp chúng ta tu dưỡng bản thân sao cho đúng.
Những lời Phật dạy về cuộc sống để hoàn thiện bản thân
Những lời mà đức Phật răn dạy chúng trong cuộc sống chúng ta nên tập trung lắng nghe và thật sự chiêm nghiệm để được ngộ giác. Cuộc sống của con người sẽ vô cùng hoan hỉ, hạnh phúc nếu tu tập theo những lời đức Phật chỉ bảo. Đây là mười điều tâm niệm đức Phật, với hàm ý muốn dạy chúng ta cách để tạo nên cuộc sống hạnh phúc.
1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì tham dục vọng dễ sinh
Kiếp sống con người không ai thoát được khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Việc cầu nguyện để không bệnh tật không có gì là sai trái. Còn người luôn tồn tại bệnh “khổ”, nhưng nếu không có khổ thì tham dụng vọng của con người càng cao. Để thỏa mán được tham dục vọng này thì con người sẽ gây ra thêm nhiều nghiệp ảnh hưởng đến phước báu.
Những lời Phật dạy về cuộc sống
>>> Bài viết liên quan: Tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy và lời Phật dạy
2. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa dễ nổi dậy
Đức Phật đã dạy: Không nên cầu thành công một cách dễ dàng với mình. Cái gì dễ đến thì ắt cũng sẽ dễ đi. Nếu thành công mà chúng ta đạt dễ dàng sẽ gây cho ta kiêu căng tự phụ. Thành công có được phải trải qua gian nan, phải vượt qua khó khăn để bản thân biết trân quý. Kiêu căng tự phụ cũng sẽ mang lại nghiệp quả không tốt cho bạn.
3. Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc
Cái dễ dàng bị thay đổi nhất ở con người là tâm tính. Nếu mọi chuyện đều được vừa ý thì tâm trạng vui tươi, phấn khởi, còn gặp phải nghịch cảnh thì là dễ nảy sinh bực bội, bức xúc và có thể thốt ra những lời nói khó nghe, cay nghiệt. Vậy chúng ta nên học tập cách nhẫn nhìn kiềm chế để có thể gặp dữ hóa lành.
4. Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không kiên cường
Cuộc đời chúng ta luôn cần phải gặp những chông gai để rèn luyện ý chí được kiên cường cũng là để tôi luyện cho bản thân thoát khỏi những phiền não khỏi đau khi vướng phải những chuyện khổ đau.
Những lời dạy của Phật về cuộc sống sự nghiệp cần phải có sự chông gai
5. Làm việc đừng mong dễ thành, vì dễ thành lòng thường kiêu ngạo
Khi làm bất cứ việc gì nếu dễ dàng đạt được thành quả thì còn người sẽ trở nên ngạo mạn. Sự ngạo mạn này sẽ làm cho con người coi nhẹ việc đạt được thành công và từ đó dần tạo ra sự thất bại lớn mà khó có thể có cơ hội vực lại được.
6. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa
Con người luôn chỉ biết vụ lợi cho mình thì là người bất đạo bất nghĩa. Những người như vậy sẽ không được người khác kính trọng và có thể phải sống một cuộc sống cô quả, cô độc. Sự ích kỷ luôn mong lợi lộc về mình là điều tối kỵ.
7. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì thuận chiều ý mình thì tất sinh tự kiêu
Xã hội luôn tồn tại người này, người khác. Không một ai có thể dung hòa cả thế giới. Lòng kiêu ngạo lại nổi lên xâm lấn con người bạn khi tất cả mọi người thuận theo ý mình. Chính lòng kiêu ngạo sẽ khiến con người trở nên cố chấp, chấp nhặt, và điều này sẽ khiến cuộc sống về sau có nhiều khổ đau.
Đức Phật dạy đời là vô thương không nên ép người phải thuận theo ý mình
8. Thi ân đừng cầu đáp trả, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu tính.
Bởi vì chúng ta thi ân, làm ơn vì lòng tốt, chứ không phải vì muốn được cám ơn, nhớ ơn hay đền ơn. Làm ơn mà muốn được cám ơn, muốn được nhớ ơn, nghĩa là con người còn bản ngã. Làm ơn như vậy chẳng có phước báu gì. Cho nên Đức Phật dạy làm ơn làm phước xong rồi thì quên ngay đi, bỏ qua liền, đừng ghi nhớ trong tâm thức cho thêm phần nặng nề. Được như vậy, chúng ta mau tiến đến chỗ giác ngộ và giải thoát.
9. Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì hắc ám tâm trí
Bởi vì lợi lộc trên đời thường do tranh đấu, giành giựt, bon chen, bất chấp mọi thủ đoạn, bất chấp nhân nghĩa, bất chấp đạo lý, mới có được. Khi thấy có lợi lộc, cả khối người nhào vô, sẵn sàng chà đạp, gạt gẫm, loại trừ, giết hại lẫn nhau để chiếm đoạt cho bằng được. Vậy nên, chúng ta không mưu cầu quá nhiều lợi lộc.
10. Chấp nhận oan ức không nên than trách
Con người kiếp trước tạo ít phước báo, gây nhiều nghiệp báo, cho nên kiếp này mới gặp nhiều điều oan ức. Khi gặp chuyện oan ức, không cần phải than trời trách đất gì cả. Đối với người quyết tâm tu tập thì cố gắng giữ gìn tâm ý bất động, bất loạn, như như, bình tĩnh, thản nhiên trước mọi phong ba của cuộc đời. Được như vậy, chắc chắn cuộc sống an lạc, hạnh phúc, tâm linh giác ngộ, giải thoát. Đó là cảnh giới niết bàn, tịch diệt, chính là mục đích cứu kính của đạo Phật.
Lời Phật dạy không nên oán trách khi bị oan ức bởi thời gian sẽ làm sáng tỏ
Những lời Phật dạy về cuộc sống là những lý lẽ mà chúng ta cần ghi nhớ trong tâm. Tránh để tâm bất niệm, có ý niệm xấu. Cuộc sống sẽ có được những hoan hỉ khi chúng ta làm theo những lời răn dạy quý báu này từ đức Phật.