Sức khỏe được xem là món quà lớn nhất của đời người. Thế nhưng, không phải ai cũng được ban cho cái may mắn có được sức khỏe đong đầy, hạnh phúc tràn trề. Bạn hãy lắng nghe những lời Phật dạy về sức khỏe dưới đây để biết trân quý và gìn giữ sức khỏe của mình nhé.
Những lời phật dạy về sức khỏe hay và ý nghĩa nhất
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh tật là điều không tránh được trong cuộc đời mỗi con người, tất cả chúng ta ai cũng đều phải trải qua.
Trên cõi đời này, không có gì quan trọng cho chính bạn hơn là con người bạn. Người có sức khỏe có một trăm một nghìn ước muốn, nhưng người không có sức khỏe thì chỉ có một ước muốn duy nhất đó là sức khỏe mà thôi.
Sức khỏe và bệnh tật là những trải nghiệm thông thường của kiếp sống con người. Theo lời Phật dạy về sức khỏe, thì sức khỏe và bệnh tật là có nguyên lý duyên khởi, nhưng không hoàn toàn có nghĩa là định mệnh, như vậy thì làm sao chúng ta đoạn tận được khổ đau.
Lời phật dạy về sức khỏe của con người
Phật cho rằng chúng sanh bị giam cầm trong nghiệp luân hồi, nhưng chính chúng ta với ý thức, hành động của mình có thể hoàn toàn thay đổi nghiệp hoặc làm nghiệp biến mất. Chúng ta thấy mỗi khi bị cảm thọ, bị trọng bệnh thì mọi người cho là do ăn uống thiếu chất, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng nên thân bị bệnh.
Đức Phật dạy rằng không có cái gì tự nhiên mà nó đến một cách ngẫu nhiên cả, cái gì khi nó hiện hữu thì cũng có cái nguyên nhân của nó. Cho nên mỗi khi chúng ta bị bệnh nặng nhẹ, tùy theo cấp độ chúng ta đã gieo nhân thiện ác khác nhau.
*****Tham khảo thêm: Những lời phật dạy về tình bạn hay và ý nghĩa
Trong cuộc sống, nếu chúng ta gieo nhân vô tình thì chúng ta sẽ gặt quả vô tình, nếu chúng ta gieo nhân cố ý thì sẽ gặt quả cố ý. Như vậy nhân vô tình là như thế nào? Nhân vô tình là nhân không có ác tâm, không có một sự bất thiện xen vào, như cố ý đánh đập, giết hại làm cho chúng sanh bị đau khổ. Tương lai tốt đẹp hay u tối chính những gì chúng ta làm trong hôm nay.
Sức khỏe con người chính là sự hòa hợp từ nhiều khía cạnh như: sự hòa hợp trong chính con người mình, sự hòa hợp giữa cá nhân và cộng đồng. Quan tâm đến sức khỏe chính là quan tâm đến các khía cạnh thân thể và tinh thần, có như vậy thì mới đảm bảo có được sức khỏe thân thể tốt nhất, trong trạng thái tinh thần minh mẫn nhất. Nếu tinh thần chúng ta luôn lạc quan, vui vẻ thì thân cũng ít bị bệnh.
Nếu tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ thì thân cũng ít bị bệnh.
Quan niệm rằng bệnh tật xảy đến là do sự mất hòa hợp trong toàn bộ sự sống tổng thể của con người, và do đó điều trị bệnh phải kết hợp giữa thân và tâm chứ không phải chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc men. Nghĩa là, trị liệu không phải là cứu cánh, mà là phương diện để con người nhìn nhận rõ hơn giá trị sức khỏe cũng như sự an lạc trong tâm hồn.
Tuổi già và bệnh tật là điều tất yếu không thể tránh khỏi trong cuộc đời, vậy chúng ta không nên chối bỏ, mà hãy thản nhiên chấp nhận, và ngay từ hôm nay hãy tạo duyên lành cho bản thân và làm nhiều việc tốt để có được sức khỏe tốt nhất cho mình.
Sức khỏe là điều không thể đợi hay xin được, vì vậy hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa, sống theo cách riêng của mình. Nhiều người, cả cuộc đời cứ cố gắng kiếm tiền. ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, không dám bỏ tiền đi du lịch nhưng đến khi tuổi già sức yếu có muốn ăn, muốn đi cũng không được, đến lúc đó lại thấy phí hoài tuổi thanh xuân của mình.
Trong đời người ngoài chuyện sinh tử thì sức khỏe là điều đáng quý giá nhất. Tĩnh tâm, tu dưỡng, thực hành Phật pháp chính là phương thức giữ sức khỏe tâm thần tốt nhất, học được cách buông bỏ và tùy duyên thì sẽ được hạnh phúc đời đời.
Lời Phật dạy về sức khỏe cho rằng đời người còn sống là thắng lợi, khỏe mạnh là giàu có, bình thản là an vui. Sức khỏe không tự trời rơi xuống, tự mỗi người cần phải cố gắng thực hành, nỗ lực đạt được, tất yếu sẽ bình tâm mà đón nhận những giông bão của kiếp người.
Chúng ta hãy ứng dụng phương pháp và cách thức vượt qua bệnh tật mà Đức Phật đã chỉ dạy để cho thân này lẫn tâm này luôn luôn được thanh thản và an lạc.