Chỉ còn vài ngày nữa gần 1 triệu thí sinh sẽ bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia 2018, cùng với thí sinh, các phụ huynh cũng cần cân nhắc cho con em của mình sao cho chọn được hướng đi phù hợp với nguyện vọng, năng lực, tư chất cá nhân và hoàn cảnh của mỗi gia đình sau khi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh băn khoăn với những hướng đi trong tương lai
Định hướng mục tiêu gần gũi nhất
Theo tin tức giáo dục, nhiều học sinh hiện tại trước kỳ thi vẫn còn chưa có định hướng rõ ràng cho việc sau này sẽ học trường gì hay học nghề gì. Ở thời điểm này phụ huynh nên xuất phát từ thực tế căn bản nhất, nghĩa là định hướng ngành học cho con để con biết được sau này sẽ làm gì để nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.
Đi đôi cùng với với kỳ thi THPT quốc gia là những nỗi lo lắng, băn khoăn của học sinh và gia đình trước quyết định khó khăn: tiếp theo thế nào? học tiếp hay đi làm? nếu học thì học gì? ở đâu? học xong có việc làm không? làm việc ở đâu?…
Trong trường hợp học sinh đã có định hướng lâu dài, có sự đồng nhất giữa nguyện vọng, năng lực, thiên hướng, mục tiêu của học sinh phù hợp điều kiện gia đình. Tuy nhiên, đối với đa phần học sinh và gia đình, đây là câu hỏi khó và rất khó để lựa chọn nên đi theo hướng nào để phát triển được tương lai.
Lời khuyên cho cha mẹ học sinh lúc này học sinh và phụ huynh nên xuất phát từ điều căn bản nhất: học để sau này có nghề nghiệp, có việc làm, có thể nuôi sống bản thân, gia đình, giúp đỡ cha mẹ và đóng góp cho xã hội.
Trước hết các em hãy đặt mục đích gần gũi và dễ hiểu nhất: nuôi sống bản thân và gia đình.
Trước hết các em nên bắt đầu từ việc tìm hiểu xem các tổ chức, doanh nghiệp – những nhà tuyển dụng tương lai, họ sẽ nhận lao động như thế nào và trả lương cho người lao động theo nguyên tắc ra sao. Nói cách khác, công việc và thu nhập của các bạn học sinh sau này phụ thuộc vào điều gì?
Trên cơ sở đó, học sinh và gia đình sẽ có định hướng rõ ràng hơn cho việc lựa chọn ngành học, trường học. Học sinh cũng biết rằng trong những năm tháng sắp tới, phải tích lũy được những kiến thức ra sao để sẵn sàng có việc bước ra đời, làm người tự lập.
Cân nhắc sở thích của mình
Nhiều học sinh vì không biết lựa chọn trường đại học nào vì thế mà nghe theo người thân dẫn đến đăng ký vào trường vào ngành mà mình không thích. Điều đó sẽ làm giảm hiệu quả học tập vì nếu không thích các em cũng sẽ không có hứng thú theo học. Hiện nay, với một ngành học sẽ được nhiều trường đào tạo vậy nên các em hãy tìm hiểu thật kỹ vì hơn ai hết chỉ chính các em mới biết được mình thích gì và muốn gì. Phải xác định được ngành mình muốn theo học thì chỉ cần xem xét năng lực của mình đến đâu để chọn trường với mức đầu vào phù hợp. Cũng đừng chọn trường vì bố mẹ muốn mình học trường này, ngành này mà phải bắt bản thân miễn cưỡng làm những điều mình không thích. Những ý kiến của mọi người xung quanh bạn có thể tiếp nhận để tham khảo và cân nhắc còn quyết định cuối cùng vẫn là ở bạn. Nếu thực sự bạn không thể biết được mình thích gì thì có thể tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.
Xem xét nhu cầu bản thân và nhu cầu xã hội
Ngoài việc xác định mình thích làm gì bạn cũng cần phải xem xét nhu cầu xã hội như thế nào. Không thể chọn 1 trường chỉ vì mình quá thích lĩnh vực này nhưng nhu cầu xã hội đang có xu hướng giảm nhân lực ngành đó mà chọn học. Như vậy sẽ gây lãng phí tiền bạc và thời gian của chính bạn. Bạn nên tìm hiểu công việc sau khi tốt nghiệp có phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội hay không. Nếu bạn dung hòa được 2 vấn đề này cộng thêm với niềm đam mê thì cho dù đó là một ngành nghề mới, lĩnh vực mới với nhiều thử thách thì nhất định bạn sẽ thành công.