Tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy và lời Phật dạy

Phật giáo Nguyên Thủy (tên gọi tiếng anh làTheravada Buddhism) là một trong ba nhánh chính của Phật giáo. Tuy chưa phân chia thành bộ phái nhưng cũng hình thành nhiều bộ phận tăng đoàn khác nhau chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác.

Phật giáo Nguyên thủy có hai nhánh còn lại là Phật giáo Đại Thừa (còn gọi là Bắc Tông, Mahayana Buddhism) và Kim Cương Thừa (hay Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng). Phật giáo này lan rộng từ Ấn Độ đến Sri Lanka, vào thế kỷ thứ 3 TCN sau đó đến Đông Nam Á và vẫn giữ nguyên bản Pali nguyên thủy đó là nguyên nhân hình thành nhiều phái tông như thế.

1. Phật giáo nguyên thủy là gì?

Phật giáo Nguyên Thủy chính là thuật ngữ để chỉ Phật giáo giai đoạn đầu sơ khai, kể từ khi pháp sư Tất Đạt Đa sáng lập ra Phật giáo cho đến trước Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra ở thành phố Vaisili. Phật giáo Nguyên Thủy chủ yếu phổ biến ở Campuchia, Thái Lan, Lào và đất nước Myanmar nên truyền thống này còn được gọi là Phật giáo Nam Tông.

Tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy là gì và có gì độc đáo?Phật giáo Nguyên thủy có gì đặc biệt?

*** Có thể bạn quan tâm: Phật giáo là gì? Phật giáo có những tông phái chính nào?

Giáo hội phật giáo Tăng già Nguyên thuỷ Việt Nam được thành lập vào năm 1957, có những hoạt động rất tích cực trong vòng 24 năm, đến năm 1981 trở thành một thành viên trong GHPGVN và tồn tại phát triển bền vững cho đến ngày nay.

2. Giáo lý của phật giáo Nguyên Thủy

Về giáo lý của phật giáo Nguyên Thủy rất chất phác và đơn giản tức là Đức Phật không vòng vo tam lý mà chủ yếu đức phật dạy người ta con đường giải thoát thực tiễn. Trong giáo lý phật giáo nguyên thủy thì Đức Phật không sử dụng uy quyền thần giáo bao che tội lỗi hay chuộc lỗi giùm cho ai, mà chủ yếu là dạy người tự mình thực hành một phương pháp rất thực tiễn. Thời kỳ này mê tín và thần thoại đều không tồn tại.

3. Phật giáo nguyên thủy có ăn chay không?

Theo quan điểm của đa số phật tử Việt Nam đã là người tu hành sẽ không được ăn thịt, cá..nếu ăn thịt thì sẽ không phải kẻ tu hành. Trong phật giáo Nguyên thủy (Tiểu thừa) không có quan niệm ăn chay giới cấm ăn thịt cá dù có giới cấm sát sinh.

Phật giáo Nguyên Thủy chủ trương quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, miễn sao phật tử ăn có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp cho nên phật giáo Nguyên thủy không đặt nặng vấn đề ăn chay, ăn mặn mà là việc quan trọng cho sự tu hành

Từ đó tất cả hàng triệu người chư Tăng Nam Tông ở các quốc gia Phật giáo như Thái Lan, Miến Điện, Cao Miên, Ai Lao và cả ở Việt Nam đều tiếp tục duy trì truyền thống này. Chỉ ăn chay niệm phật vào ngày rằm hoặc mùng 1, còn những ngày còn lại họ ăn uống bình thường, sẽ có những người ăn chay trường và không cho phép bản thân tự mình sát sinh.

Tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy và lời phật dạyTìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy và lời Phật dạy

Đối với Phật giáo Nguyên thủy thì tất cả đều không có quan niệm về chay mặn, chỉ có quan niệm Tịnh nhục. Tịnh nhục tức là chư Tăng và Phật tử tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy có thể ăn thịt nhưng không được giết hại sinh vật và là người khuyến khích người khác sát sinh.

Còn riêng đối với Phật giáo Đại thừa tăng sĩ sẽ không ăn các loại thịt mà thực hiện ăn chay trường, chỉ ăn ngũ cốc và rau quả tức ăn chay là nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là đối với tăng sĩ còn đối với Phật tử tại gia thì việc ăn chay trường sẽ được khích lệ, còn hầu hết chỉ giới hạn trong những ngày rằm và mùng một.

Nói tóm lại thì Phật giáo Nguyên Thủy tin tưởng rằng, không có một giới luật khắt khe nào trong Phật giáo cho rằng là tín đồ của Đức Phật thì không nên ăn thịt cá và bắt tất cả người Phật tử phải ăn chay. Mà chính bản thân họ cũng tin rằng, Đức Phật chỉ khuyên là các phật tử không nên liên quan vào việc sát sanh có dụng ý hoặc không nên yêu cầu người khác sát sanh bất cứ chúng sanh nào cho mình ăn.

Qua đây ta thấy quan điểm về việc ăn chay và ăn mặn của người tu hành dù theo trường phái Phật giáo Nguyên thủy (Phật giáo Nam truyền) hay theo Phật giáo Đại thừa (Phật giáo Bắc truyền) thì đều sẽ có nguồn gốc và những quy tắc nhất định mà tăng ni phật tử cần tuân theo.

5/5 - (1 bình chọn)