Phật giáo mật tông là gì và giáo nghĩa mật tông gồm những gì liên quan?

Trong Phật giáo có rất nhiều pháp môn và Phật giáo mật tông là pháp môn rất nhiều điều độc đáo. Nó được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Giáo nghĩa mật tông có những gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết.

Mật Tông là gì?

Mật tông là một pháp tu bí mật của Phật giáo, dạy về cách “bắt ấn”, “trì chú” v.v… Pháp tu này có tính chất liễu nghĩa (trọn đủ), căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền.

Nay xin nói sơ qua về “Mật Tông”. Gọi là “Mật”, vì đây là một hành môn thuộc về “Bí Mật Pháp Môn”, chuyên dạy về cách trì Chú, bắt Ấn, nên phải có Sư thừa ( tức người truyền dạy ).

Trong các pháp môn mà Phật đã chỉ dạy cho chúng sanh nương theo tu tập trong thời buổi “Mạt Pháp” sau này, hành môn nào cũng đều có một tôn chỉ thù thắng vi diệu.

Phật giáo mật tông là một pháp tu bí mật của Phật giáo
Phật giáo mật tông là một pháp tu bí mật của Phật giáo

Xem ngay: Phật giáo Đại thừa là gì để biết được các tông phái liên quan. 

Ví dụ như :

Bên Tịnh Độ Tông lấy tôn chỉ:

“Một đời vãng sanh, được bất thối chuyển” làm tông.

Bên Thiền Tông lấy tôn chỉ:

“Chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật” làm tông.

Bên Hoa Nghiêm Tông lấy tôn chỉ:

“Lìa thế gian, nhập pháp giới” làm tông.

Bên Pháp Hoa Tông lấy tôn chỉ

“Phế huyền, hiển thật” làm tông.

Và riêng :

Bên Mật Tông lấy tôn chỉ:

“Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm tông…

Tam mật là: Thân mật – Khẩu mật – Ý mật.

Giáo nghĩa Phật giáo mật tông

Mandala

Xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh, Mật giáo thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới Mandala và Kim cương giới Mandala.

Thai tạng giới Mandala (Garbhadhàtu mandala) là yếu tố thụ động tâm linh, cũng có nghĩa chỉ cho vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tánh. Thai mẹ chứa đựng đứa con, từ lý tánh thai tạng mà xuất sinh mọi công đức là tác dụng của lý tánh.

Kim cương giới Mandala (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, còn gọi là trí thủy giác. Kim cương giới là trí tuệ nội chứng của Phật. Bí tạng ký nói: “Thai tạng là lý, Kim cương là trí”.

Như vậy, Kim cương giới biểu tượng cho trí tuệ viên mãn và Thai tạng giới biểu hiện cho bản thể Phật tính của mọi chúng sanh. Từ Thai tạng giới mà xuất sinh Kim cương giới theo tiến trình nhân quả. Sự hợp nhất Kim cương giới và Thai tạng giới là sự chứng ngộ tối thượng.

Tam mật tương ứng

Tam mật của Như Lai bản thể bình đẳng, không giới hạn
Tam mật của Như Lai bản thể bình đẳng, không giới hạn

Click ngay: Suy nghĩ về cho đi nhận lại để có được những cảm nhận thực sự về cuộc sống. 

Để đạt được khả năng điều động năng lượng vũ trụ hay năng lượng tâm linh thì phải thực hành nghi thức đúng phép gồm cả ba lãnh vực của thân, khẩu, ý như theo đúng mật tông.

Tam mật của Như Lai bản thể bình đẳng, không giới hạn, có mặt khắp pháp giới, hay nói cách khác: mọi hình sắc đều là thân mật, mọi âm thanh đều là khẩu mật, mọi lý đều là ý mật.

Mantra

Mantra là một số âm chứa đựng sức mạnh của vũ trụ hay biểu hiện khía cạnh nào đó của Phật. Mantra chính là thần chú, được đọc lặp đi lặp lại nhiều lần trong các buổi tu tập hành trì.

Thần chú còn gọi là đà la ni (Dhàranì), Hán dịch là tổng trì, tức bao gồm tất cả, đó là những thần chú mang sức mạnh siêu nhiên, thường thì đà la ni dài hơn thần chú (mantra). Đà la ni là biểu hiện khía cạnh chứng đắc của Phật hay Bồ tát được thấy trong thiền định, biểu tượng hay ký hiệu hóa hình ảnh, nội dung chứng đắc ấy, được lưu trữ và dễ dàng hiện hành khi gọi chúng trở lại.

Chức năng đà la ni không khác với thần chú. Mặt khác, tác dụng của thần chú hay đà la ni được coi như là phương tiện để đạt được thiền định. Thần chú là một công cụ để biểu diễn tinh thần, thái độ tâm lý, tri thức, ý chí và thành thực mới là những yếu tố quan trọng để biến thần chú thành năng lực hay mời gọi các năng lực siêu nghiệm khác.

 

 

Rate this post