Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa khác nhau như thế nào?

Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa là hai hệ phái lớn của Phật giáo có những điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất đó là cùng bắt nguồn từ đức Phật, và cùng tôn kính đức Phật Thích Ca. Tuy vậy hai hệ phái này cũng có những điểm khác biệt nhất định.

1. Nguồn gốc

Sự phát triển của Phật giáo ngày xưa thường theo mô hình tự phát và có thời kỳ phát triển một cách “trăm hoa đua nở”. Ban đầu là hệ thống giáo lý nguyên thủy, sau này nó đã phát triển vượt mọi biên giới để trở thành một rừng cây đại thọ giáo pháp. Tên gọi Đại Thừa (mahayana) vẫn được dùng rất phổ biến còn Tiểu thừa thì đôi khi nhắc đến lại là điều chế giễu điều này ngầm hiểu về sự phân biệt giữa đại thừa và tiểu thừa.

Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa có gì khác nhau?Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa có gì khác nhau?

>>> Có thể bạn quan tâm: Phật giáo là gì và có mấy tông phái chính. Ở Việt Nam có những danh sơn phật giáo nào?

Ở Việt Nam, kiến thức về Phật giáo của mỗi người hiểu mỗi cách nên tại các chùa chiền mỗi nơi tổ chức mỗi kiểu, chủ yếu là để cúng kiến, đọc kinh, cầu siêu. Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa có sự khác  nhau rõ rệt ở nhiều phương diện như cách nhìn nhận về đức Phật, các phương pháp tu hành cùng học thuyết giáo nghĩa,…
Muốn hiểu kỹ về Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa nên tìm hiểu bắt đầu từ giai đoạn lịch sử hình thành Phật giáo. Vị Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Gautana) được sinh ra ở Ấn Độ, chính là người sáng lập ra Phật giáo, sinh vào năm 565 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi.

2. Cách nhận diện phật giáo đại thừa và tiểu thừa

Phật giáo Tiểu thừa thường xem đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị giáo chủ, đạo sư, là một người đạt đến sự giác ngộ triệt để. Còn Phật giáo Đại thừa thì coi Phật Thích Ca như là vị thần có uy lực tinh không quảng đại, pháp lực vô biên.

Tiểu Thừa rất chú trọng sự xuất gia, xa lánh thế gian, vì vậy nên phật giáo Tiểu thừa luôn luôn quan niệm rằng con người phải sống cuộc đời của kẻ tu hành. Vì đối với Tiểu thừa thì cuộc sống tại gia không thể đem đến sự giải thoát, ta phải tự giải thoát chính ta.

Phân biệt phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa?Phân biệt phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa?

Về kinh sách: Kinh sách của phật giáo Đại thừa viết bằng Phạn ngữ Sanscrit, là ngôn ngữ và chữ viết của giới quý tộc tầng lớp trí thức ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại, còn kinh sách của phật giáo Tiểu thừa thì viết bằng Phạn ngữ Pali, đó là ngôn ngữ và chữ viết của giới bình dân ở miền Nam Ấn Độ.

Về tư tưởng Bồ Tát: Phật giáo Đại thừa gọi Bồ Tát, tức là ý chỉ phải cứu độ hết tất cả chúng sinh thoát ly khổ ải, từ đó mà nhân sinh có được sự giải thoát triệt để của những người tu hành theo đạo Phật.

Người theo Phật giáo Đại thừa rất coi trọng từng giai đoạn tu trì trước khi thành Phật của đức Thích Ca Mâu Ni, lấy đó làm gương noi theo trong cách tu hành của bản thân, tức là giai đoạn tu tập “Bồ Tát hạnh”.

Do vậy mà những người theo Phật giáo Đại thừa có thể tu tại gia và không phải nhất thiết lên chùa tu hành như các giáo đồ của Phật giáo Tiểu thừa nhất thiết phải xuất gia tu hành. Đó cũng là một trong những khác biệt quan trọng giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa.

Về học thuyết giáo nghĩa : Một bộ phận giáo phái nhỏ của Phật giáo Tiểu thừa thừa nhận sự tồn tại “Cực vi” của nhân tố cấu thành cơ bản của sự vật, mang theo khuynh hướng tư tưởng duy vật. Còn Phật giáo Đại thừa thường chủ trương phủ định chủ thể tinh thần chủ quan của con người và cũng phủ định sự tồn tại của sự vật khách quan.

Về mục tiêu tu hành: Phật giáo Tiểu thừa lấy việc chứng đắc quả vị “A La Hán” là mục tiêu tối cao. Còn về phật giáo Đại thừa Phật giáo lấy việc “Phổ độ chúng sinh” làm tôn chỉ tu hành và lấy việc thành Phật là mục tiêu tu hành tối cao.

Khi chúng ta đi chùa Theravada, được tiếp xúc với các Phật tử, quan sát thờ phụng, giảng pháp ở chùa chúng ta sẽ hiểu được nhiều hơn sự khác nhau giữa hai dòng phái này. Với những ai muốn tìm hiểu sự khác nhau giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa thì có thể đọc thêm một vài đầu sách liên quan để hiểu về nguồn gốc sâu xa của Tiểu thừa và đại thừa.

Rate this post