Những thủ tục đáng lưu ý sau khi trúng tuyển nguyện vọng 1

Nhập học cần những giấy tờ nào

      Chưa kịp hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc khi nhận được thông báo trúng tuyển từ những trường ĐH- CĐ mà mình hằng mong ước, thì ngay sau đó. Các em thí sinh lại loanh quanh với nỗi lo với những bộn bề sau khi nhận thông báo trúng tuyển. Vậy, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho các em những thủ tục đáng lưu ý sau khi trúng tuyển nguyện vọng 1.

Những thủ tục cần chuẩn bị sau khi có thông báo trúng tuyển

Thủ tục nhập học sau khi có thông báo trúng tuyển

       Theo chia sẻ của Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), kể từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 8, các trường ĐH, CĐ sẽ chính thức tiếp nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Lưu ý, đối với những thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng 1. Các em cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau: Bản gốc giấy chứng nhận kết quả của kỳ thi để làm cơ sở xác nhận các em đã trúng tuyển vào trường đại học trong thời hạn quy định. Các em cần gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi ( đến nộp trực tiếp tại trường hoặc bằng phong bì thư chuyển phát nhanh qua đường bưu điện).

Bên cạnh đó, dựa theo lịch nhập học của nhà trường trong giấy thông báo trúng tuyển, các em thí sinh sẽ đến trực tiếp tại trường để nộp các giấy tờ (cụ thể: học bạ cấp 3, giấy chứng nhận ưu tiên, sổ đoàn viên, sổ liên lạc, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, …) để làm thủ tục nhập học tại phòng tiếp đón tân sinh viên. Hội đồng tuyển sinh của các trường sẽ gửi giấy triệu tập những thí sinh trúng tuyển, trong giấy đó có ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với các thí sinh khi nhập học.

Những giấy tờ cần thiết để nhập học

     Để làm thủ tục vào nhập học, những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng các em hãy chuẩn bị những giấy tờ sau: Giấy triệu tập/ thông báo trúng tuyển; Bản chính giấy chứng nhận kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018; Bản sao học bạ bậc THPT có công chứng tại địa phương; Bản sao giấy khai sinh có công chứng tại địa phương; Bản chính và bản sao bằng tốt nghiệp bậc THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có công chứng; 4 ảnh chân dung cỡ 3×4 chụp không quá 6 tháng, 2 bản sao chứng minh thư nhân dân có công chứng; Phiếu khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện cấp trở lên.

Đồng thời, đối với những thí sinh chưa tham gia nghĩa vụ quân sự, các em cần nộp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cấp quận cấp phát và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban Chỉ huy quân sự cấp phường, xã nơi thí sinh cư trú cấp; Bản sao công chứng các giấy tờ pháp lý để xác nhận tân sinh viên thuộc diện đối tượng được ưu tiên, các đối tượng chính sách như giấy chứng nhận là con thương binh, liệt sĩ, dân tộc ít người, (các em nhớ nộp kèm bản sao thẻ thương/bệnh binh có công chứng của địa phương), giấy chứng nhận hộ nghèo… dùng để xét miễn giảm học phí trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt lưu ý, đối với những thí sinh đến trường nhập học nhưng chậm quá 15 ngày trở lên kể từ thời gian nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển nếu không có lý do chính đáng thì các trường coi như các em bỏ học.

Các trường đại học, cao đẳng sau khi tổng hợp kết quả các thí sinh xác nhận hồ sơ nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, sau đó mới quyết định dừng xét tuyển do đủ chỉ tiêu hay tiếp tục xét tuyển bổ sung do thiếu chỉ tiêu.

Nếu trường nào tổ chức xét tuyển bổ sung. Điểm xét tuyển đợt bổ sung sẽ không thấp hơn quá 1 điểm so với đợt xét tuyển đợt 1.

Những thí sinh không trúng tuyển vào nguyện vọng 1, các em vẫn còn có cơ hội, hãy theo dõi kết quả của các đợt xét tuyển bổ sung tại các trường đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Trên đây là những lưu ý sau khi có thông báo trúng tuyển, tìm đọc thêm thông tin hữu ích khác tại đây!

5/5 - (1 bình chọn)